Chứng khoán

Ông Nguyễn Đức Tài đăng ký mua một triệu cổ phiếu MWG

Chủ tịch Thế Giới Di động vừa đăng ký mua một triệu cổ phiếu MWG sau khi mã này sàn nhiều phiên và khối ngoại bán ròng.

Theo Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE), ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), đã đăng ký mua số cổ phiếu này từ ngày 8/11 đến 7/12 theo phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn. Mục đích là tăng tỷ lệ sở hữu.

Nếu giao dịch thành công, ông Tài sẽ sở hữu 36,1 triệu cổ phiếu MWG, tương đương 2,46% vốn cổ phần của công ty. Theo giá cổ phiếu đóng phiên 3/11 của MWG là 38.950 đồng, ước tính ông Tài sẽ chi khoảng 39 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch.

Động thái đăng ký mua của ông Tài diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu MWG vừa trải qua hai phiên giảm sàn ngày 31/10 và 1/11, sau đó xuống mức 33.600 đồng một cổ phiếu trong phiên 2/11 – thấp nhất hơn 3 năm qua.

Nguyên nhân cổ phiếu giảm mạnh là do lực bán từ phía nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Trong 3 phiên từ 31/10 đến 2/11, khối ngoại đã bán ròng 15,8 triệu cổ phiếu MWG, giá trị bán ròng 324 tỷ đồng.

Theo HoSE, các quỹ ngoại liên quan tới công ty quản lý quỹ Dragon Capital đã bán ròng 4,1 triệu cổ phiếu MWG trong ngày 1/11. Trong đó, quỹ CTBC Vietnam Equity Fund bán 1,5 triệu cổ phiếu, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company bán 1 triệu cổ phiếu, Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust bán 137.900 cổ phiếu. Ngược lại, quỹ Amersham Industries Limited mua 500.000 cổ phiếu MWG.

Tổng sở hữu của nhóm Dragon Capital giảm từ 7,19% (105 triệu cổ phiếu) xuống 6,9% vốn (101 triệu cổ phiếu). Giao dịch được thực hiện trong phiên 1/11.

Động thái của Dragon Capital càng nới rộng đà bán ròng của khối ngoại tại cổ phiếu đầu ngành bán lẻ này. Tính từ đầu tháng 10, khối ngoại đã bán ròng tổng cộng gần 24 triệu cổ phiếu MWG, tương đương giá trị bán ròng hơn 1.100 tỷ đồng. Điều này khiến MWG trống room ngoại khoảng 2%.

Thi Hà

Cổ phiếu Thế giới Di Động tăng mạnh hai phiên liên tiếp

MWG chốt phiên hôm nay tăng hơn 5%, nối dài mạch tăng hai phiên liên tiếp sau khi đã giảm trên 30% trong hai tháng qua.

Chứng khoán mở cửa hôm nay trong sắc xanh, nối tiếp đà tăng của phiên 2/11. Tuy nhiên, tâm lý thị trường vẫn chưa được cởi trói hoàn toàn khi nhà đầu tư còn lo ngại nhịp phục hồi chỉ là tạm thời. Ngoài ra, áp lực chặn bán ở vùng 1.080 điểm – tương đương vùng hỗ trợ cũ – cũng là rào cản cho sắc xanh của VN-Index.

Đến giữa phiên sáng, chỉ số của sàn HoSE lùi về gần tham chiếu, sau đó quay về sắc đỏ trước giờ nghỉ trưa. Sắc xanh của nhóm bán lẻ không đủ bù đắp áp lực giảm của nhóm ngân hàng, công nghệ và một số cổ phiếu nông nghiệp.

Đầu giờ chiều, thị trường có nhịp bật trở lại nhưng đà tăng không duy trì được lâu. Đến ATC, biến động mạnh theo hướng tiêu cực ở một số cổ phiếu ngân hàng khiến VN-Index chốt phiên chỉ còn tăng hơn 1 điểm, lên 1.076,78 điểm. VN30-Index giảm nhẹ 1,3 điểm xuống 1.086,19 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index khép phiên gần tham chiếu.

Sàn HoSE hôm nay ghi nhận 253 mã tăng, so với 280 mã giảm. Riêng nhóm vốn hóa lớn, số cổ phiếu giảm có phần áp đảo hơn với tỷ lệ 17:10.

Dòng tiền của nhà đầu tư tập trung vào ba nhóm ngành chính là bất động sản, dịch vụ tài chính và ngân hàng.

Trong VN30, SSB là cổ phiếu giảm mạnh nhất khi chốt phiên sụt hơn 6% thị giá. Đà giảm của mã này chủ yếu do diễn biến trong ATC với khối lượng giao dịch hơn 1,1 triệu cổ phiếu. VPB, TPB cũng chịu áp lực bán mạnh trong 15 phút trước khi đóng cửa, giảm hơn 2%. SHB, MBB, STB, ACB đóng cửa thấp hơn tham chiếu trên 1%.

Các cổ phiếu lớn đại diện nhóm công nghệ, thép cũng chìm trong sắc đỏ.

Ngược lại, TCB, MWG đóng cửa tăng hơn 5%, VRE, HDB, SAB có thêm hơn 4%, MSN, VJC, VHM tăng trên 1%. Riêng MWG ghi nhận phiên thứ hai liên tiếp tăng trên 5% sau khi đã mất hơn 30% chỉ trong gần hai tháng.

Cổ phiếu của Thế Giới Di Động bắt đầu “đổ đèo” đầu tháng 9. Từ vùng giá 55.000 đồng, đến cuối tháng 10, mã MWG lùi về dưới 40.000 đồng. Hai phiên đầu tuần, cổ phiếu này chịu áp lực bán tháo, giảm kịch sàn sau khi công bố báo cáo tài chính quý III giảm mạnh. Áp lực giảm khiến thị giá MWG mất hơn 35% chỉ sau chưa tới hai tháng. Đà giảm sâu có thể đã kích hoạt lực mua bắt đáy với kỳ vọng cổ phiếu có thể phục hồi trở lại trong ngắn hạn.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, cổ phiếu nhóm chứng khoán đóng cửa trong sắc đỏ, tương tự với một số mã nhóm chăn nuôi, nông nghiệp.

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên hôm qua, với giá trị giao dịch trên HoSE chỉ đạt hơn 15.400 tỷ đồng. Trong đó, nhóm VN30 giao dịch hơn 6.300 tỷ. Khối ngoại hôm nay mua ròng khoảng 230 tỷ đồng, và là phiên mua ròng thứ 5 liên tiếp.

Minh Sơn

Chứng khoán tăng mạnh nhất kể từ đầu năm

90% cổ phiếu tăng giá, trong đó có 81 mã kịch trần, giúp VN-Index tích lũy gần 36 điểm, mạnh nhất kể từ đầu năm.

Sau phiên tăng gần 11,5 điểm hôm qua, các công ty chứng khoán cho rằng tâm lý hoảng loạn phần nào được giải tỏa. Tuy nhiên, đa số cho rằng thị trường vẫn trong tình trạng quá bán nên kịch bản tăng điểm vẫn còn bỏ ngỏ.

Sáng nay, VN-Index mở cửa tăng hơn 10 điểm lên sát 1.050 điểm. Sau đó, chỉ số này rung lắc nhẹ nhưng kịp lấy lại đà tăng, từng bước tiến lên hơn 1.056 điểm. Chỉ số đại diện sàn HoSE dao động quanh vùng này đến hết buổi sáng.

Trừ phương tiện truyền thông và du lịch – giải trí, tất cả nhóm ngành đều tăng trưởng. Chứng khoán dẫn đầu, theo sau là hóa chất, xây dựng – vật liệu và bất động sản. Một số mã thanh khoản trăm tỷ tăng trên 5% gồm SHS, VIX, HUT, DIG, CEO, DIX, PDR, CII. Ngoài ra, các ngành kể trên còn ghi nhận các mã tím trần như NVL, CTD, LCG.

Sang buổi chiều, VN-Index tiếp tục tiến lên, đến gần 14h đã vượt 1.060 điểm. Các cổ phiếu chứng khoán tiếp tục dẫn đầu đà tăng, theo sau là hóa chất, tài nguyên và bất động sản. Riêng nhóm bất động sản ghi nhận thêm nhiều mã kiểm tra mức giá trần như DIG, DXG, CII, HDC.

Trước khi vào phiên ATC, VN-Index tích lũy thêm hơn 30 điểm so với tham chiếu. Chỉ số này có xu hướng kiểm tra 1.075 điểm – mốc kháng cự quan trọng trước khi tiến đến vùng cân bằng mới. Khác với các phiên trước, thời gian ATC hôm nay không ghi nhận biến động về thanh khoản lẫn điểm số.

Nhiều mã cổ phiếu tăng mạnh phiên hôm nay. Ảnh: Tất Đạt

Nhiều mã cổ phiếu tăng mạnh phiên hôm nay. Ảnh: Tất Đạt

Chốt phiên, VN-Index tích lũy được 35,8 điểm lên 1.075,5 điểm. Thị trường có phiên giao dịch tăng điểm mạnh nhất kể từ đầu năm, tức 10 tháng qua.

Như vậy đây là phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp của thị trường với sức bật của phiên hôm nay cao gấp ba lần phiên 1/11. Mức tăng hai chữ số trong hai phiên liên tiếp đã không xuất hiện kể từ cuối tháng 8.

Trong thời gian qua, VN-Index thường tăng điểm rồi lao dốc ngay phiên hôm sau, nếu ghi nhận các phiên tăng liên tiếp, điểm số cũng chỉ cải thiện không quá cách biệt ở các phiên.

Toàn sàn HoSE có 516 cổ phiếu tăng, cao gấp 16 lần so với số lượng cổ phiếu giảm. Trong đó, 81 cổ phiếu tăng trần, chiếm 14% toàn sàn. Nhóm VN30 đồng loạt khoác sắc xanh, giúp chỉ số đại diện rổ này tích lũy thêm gần 36 điểm.

Thanh khoản cùng chiều với điểm số. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 14.600 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 1.600 tỷ đồng so với phiên trước. Dòng tiền của nhà đầu tư tập trung vào nhóm ngành bất động sản, dịch vụ tài chính và ngân hàng. Đây cũng là ba nhóm dẫn dắt đà tăng của thị trường hôm nay.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay tiếp tục bán ròng với biên độ khoảng 160 tỷ đồng. Họ chủ yếu xả hàng các mã MWG, VHM, VRE và HDB.

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) khuyến nghị các nhà đầu tư đã “bắt đáy” thành công phiên 1/11, hạn chế giải ngân thêm để mua đuổi cổ phiếu. Thay vào đó, nhà đầu tư nên tiếp tục giữ tâm lý thận trọng, lên kế hoạch giao dịch ngắn hạn để có thể thực hiện hóa lợi nhuận kịp thời nếu áp lực bán bất ngờ quay trở lại quanh khu vực 1.080 điểm.

Tất Đạt

Chứng khoán tăng mạnh nhất kể từ đầu năm

90% cổ phiếu tăng giá, trong đó có 81 mã kịch trần, giúp VN-Index tích lũy gần 36 điểm, mạnh nhất kể từ đầu năm.

Sau phiên tăng gần 11,5 điểm hôm qua, các công ty chứng khoán cho rằng tâm lý hoảng loạn phần nào được giải tỏa. Tuy nhiên, đa số cho rằng thị trường vẫn trong tình trạng quá bán nên kịch bản tăng điểm vẫn còn bỏ ngỏ.

Sáng nay, VN-Index mở cửa tăng hơn 10 điểm lên sát 1.050 điểm. Sau đó, chỉ số này rung lắc nhẹ nhưng kịp lấy lại đà tăng, từng bước tiến lên hơn 1.056 điểm. Chỉ số đại diện sàn HoSE dao động quanh vùng này đến hết buổi sáng.

Trừ phương tiện truyền thông và du lịch – giải trí, tất cả nhóm ngành đều tăng trưởng. Chứng khoán dẫn đầu, theo sau là hóa chất, xây dựng – vật liệu và bất động sản. Một số mã thanh khoản trăm tỷ tăng trên 5% gồm SHS, VIX, HUT, DIG, CEO, DIX, PDR, CII. Ngoài ra, các ngành kể trên còn ghi nhận các mã tím trần như NVL, CTD, LCG.

Sang buổi chiều, VN-Index tiếp tục tiến lên, đến gần 14h đã vượt 1.060 điểm. Các cổ phiếu chứng khoán tiếp tục dẫn đầu đà tăng, theo sau là hóa chất, tài nguyên và bất động sản. Riêng nhóm bất động sản ghi nhận thêm nhiều mã kiểm tra mức giá trần như DIG, DXG, CII, HDC.

Trước khi vào phiên ATC, VN-Index tích lũy thêm hơn 30 điểm so với tham chiếu. Chỉ số này có xu hướng kiểm tra 1.075 điểm – mốc kháng cự quan trọng trước khi tiến đến vùng cân bằng mới. Khác với các phiên trước, thời gian ATC hôm nay không ghi nhận biến động về thanh khoản lẫn điểm số.




Nhiều mã cổ phiếu tăng mạnh phiên hôm nay. Ảnh: Tất Đạt

Nhiều mã cổ phiếu tăng mạnh phiên hôm nay. Ảnh: Tất Đạt

Chốt phiên, VN-Index tích lũy được 35,8 điểm lên 1.075,5 điểm. Thị trường có phiên giao dịch tăng điểm mạnh nhất kể từ đầu năm, tức 10 tháng qua.

Như vậy đây là phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp của thị trường với sức bật của phiên hôm nay cao gấp ba lần phiên 1/11. Mức tăng hai chữ số trong hai phiên liên tiếp đã không xuất hiện kể từ cuối tháng 8.

Trong thời gian qua, VN-Index thường tăng điểm rồi lao dốc ngay phiên hôm sau, nếu ghi nhận các phiên tăng liên tiếp, điểm số cũng chỉ cải thiện không quá cách biệt ở các phiên.

Toàn sàn HoSE có 516 cổ phiếu tăng, cao gấp 16 lần so với số lượng cổ phiếu giảm. Trong đó, 81 cổ phiếu tăng trần, chiếm 14% toàn sàn. Nhóm VN30 đồng loạt khoác sắc xanh, giúp chỉ số đại diện rổ này tích lũy thêm gần 36 điểm.

Thanh khoản cùng chiều với điểm số. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 14.600 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 1.600 tỷ đồng so với phiên trước. Dòng tiền của nhà đầu tư tập trung vào nhóm ngành bất động sản, dịch vụ tài chính và ngân hàng. Đây cũng là ba nhóm dẫn dắt đà tăng của thị trường hôm nay.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay tiếp tục bán ròng với biên độ khoảng 160 tỷ đồng. Họ chủ yếu xả hàng các mã MWG, VHM, VRE và HDB.

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) khuyến nghị các nhà đầu tư đã “bắt đáy” thành công phiên 1/11, hạn chế giải ngân thêm để mua đuổi cổ phiếu. Thay vào đó, nhà đầu tư nên tiếp tục giữ tâm lý thận trọng, lên kế hoạch giao dịch ngắn hạn để có thể thực hiện hóa lợi nhuận kịp thời nếu áp lực bán bất ngờ quay trở lại quanh khu vực 1.080 điểm.

Tất Đạt

Chứng khoán tăng mạnh nhất kể từ đầu năm

90% cổ phiếu tăng giá, trong đó có 81 mã kịch trần, giúp VN-Index tích lũy gần 36 điểm, mạnh nhất kể từ đầu năm.

Sau phiên tăng gần 11,5 điểm hôm qua, các công ty chứng khoán cho rằng tâm lý hoảng loạn phần nào được giải tỏa. Tuy nhiên, đa số cho rằng thị trường vẫn trong tình trạng quá bán nên kịch bản tăng điểm vẫn còn bỏ ngỏ.

Sáng nay, VN-Index mở cửa tăng hơn 10 điểm lên sát 1.050 điểm. Sau đó, chỉ số này rung lắc nhẹ nhưng kịp lấy lại đà tăng, từng bước tiến lên hơn 1.056 điểm. Chỉ số đại diện sàn HoSE dao động quanh vùng này đến hết buổi sáng.

Trừ phương tiện truyền thông và du lịch – giải trí, tất cả nhóm ngành đều tăng trưởng. Chứng khoán dẫn đầu, theo sau là hóa chất, xây dựng – vật liệu và bất động sản. Một số mã thanh khoản trăm tỷ tăng trên 5% gồm SHS, VIX, HUT, DIG, CEO, DIX, PDR, CII. Ngoài ra, các ngành kể trên còn ghi nhận các mã tím trần như NVL, CTD, LCG.

Sang buổi chiều, VN-Index tiếp tục tiến lên, đến gần 14h đã vượt 1.060 điểm. Các cổ phiếu chứng khoán tiếp tục dẫn đầu đà tăng, theo sau là hóa chất, tài nguyên và bất động sản. Riêng nhóm bất động sản ghi nhận thêm nhiều mã kiểm tra mức giá trần như DIG, DXG, CII, HDC.

Trước khi vào phiên ATC, VN-Index tích lũy thêm hơn 30 điểm so với tham chiếu. Chỉ số này có xu hướng kiểm tra 1.075 điểm – mốc kháng cự quan trọng trước khi tiến đến vùng cân bằng mới. Khác với các phiên trước, thời gian ATC hôm nay không ghi nhận biến động về thanh khoản lẫn điểm số.

Chốt phiên, VN-Index tích lũy được 35,8 điểm lên 1.075,5 điểm. Thị trường có phiên giao dịch tăng điểm mạnh nhất kể từ đầu năm, tức 10 tháng qua.

Như vậy đây là phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp của thị trường với sức bật của phiên hôm nay cao gấp ba lần phiên 1/11. Mức tăng hai chữ số trong hai phiên liên tiếp đã không xuất hiện kể từ cuối tháng 8.

Trong thời gian qua, VN-Index thường tăng điểm rồi lao dốc ngay phiên hôm sau, nếu ghi nhận các phiên tăng liên tiếp, điểm số cũng chỉ cải thiện không quá cách biệt ở các phiên.

Toàn sàn HoSE có 516 cổ phiếu tăng, cao gấp 16 lần so với số lượng cổ phiếu giảm. Trong đó, 81 cổ phiếu tăng trần, chiếm 14% toàn sàn. Nhóm VN30 đồng loạt khoác sắc xanh, giúp chỉ số đại diện rổ này tích lũy thêm gần 36 điểm.

Thanh khoản cùng chiều với điểm số. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 14.600 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 1.600 tỷ đồng so với phiên trước. Dòng tiền của nhà đầu tư tập trung vào nhóm ngành bất động sản, dịch vụ tài chính và ngân hàng. Đây cũng là ba nhóm dẫn dắt đà tăng của thị trường hôm nay.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay tiếp tục bán ròng với biên độ khoảng 160 tỷ đồng. Họ chủ yếu xả hàng các mã MWG, VHM, VRE và HDB.

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) khuyến nghị các nhà đầu tư đã “bắt đáy” thành công phiên 1/11, hạn chế giải ngân thêm để mua đuổi cổ phiếu. Thay vào đó, nhà đầu tư nên tiếp tục giữ tâm lý thận trọng, lên kế hoạch giao dịch ngắn hạn để có thể thực hiện hóa lợi nhuận kịp thời nếu áp lực bán bất ngờ quay trở lại quanh khu vực 1.080 điểm.

Tất Đạt

Sắc xanh trở lại chứng khoán

VN-Index bật lên trong nửa cuối phiên chiều khi lực mua tích cực hơn, giúp VN-Index đóng cửa có thêm hơn 11 điểm, lên gần ngưỡng 1.040 điểm.

Áp lực bán ra liên tục những phiên gần đây bắt đầu chững lại giúp thị trường tìm được điểm cân bằng. VN-Index giằng co trong phiên sáng nay, có lúc mất gần 10 điểm khi nhiều mã trụ lớn, như nhóm Vingroup, ngân hàng hay bán lẻ chìm trong sắc đỏ.

Dù vậy, áp lực bán tháo của thị trường không mạnh như những phiên trước. VN-Index lùi về gần vùng 1.020 điểm vào đầu giờ chiều là mức thấp nhất trong phiên trước khi bật ngược trở lại. Dòng tiền không quá quyết liệt, mang tâm lý thăm dò, nhưng áp lực bán không quá mạnh giúp nhiều cổ phiếu tăng cao.

VN-Index chốt phiên hôm nay tại 1.039,66 điểm, tăng 11,47 điểm (1,12%). VN30-Index tăng 12,27 điểm (1,18%) lên 1.051,65 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index có thêm gần 1,7%, còn UPCOM-Index tăng gần 1%.

Áp lực lên thị trường hôm nay có phần giảm bớt nhờ nhóm Vingroup. Chốt phiên, cổ phiếu VRE tăng 2,3%, VIC đóng cửa gần tham chiếu, còn VHM giảm 1,4%. Ngay trước phiên ATC, VHM có thời điểm giảm hơn 4%.

Cổ phiếu của Vinhomes là tâm điểm những phiên gần đây khi chịu áp lực bán mạnh của khối ngoại. Động thái này liên quan đến đợt phát hành trái phiếu quốc tế được Vingroup thực hiện ngày 25/10, với điều khoản chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu Vinhomes. Để hạn chế rủi ro, trái chủ thực hiện phòng vệ (hedging) thông qua việc gom cổ phiếu VHM và bán ở hiện tại nhằm đảm bảo giá trị nhận về trong tương lai.

Ngay trước khi Vingroup hoàn tất đợt phát hành trái phiếu quốc tế, trong hai phiên 20 và 23/10, tổng cộng 45 triệu cổ phiếu VHM đã được thỏa thuận mua bởi khối ngoại. Diễn biến này có thể là hoạt động “gom” cổ phiếu VHM để thực hiện cơ chế hedging với trái phiếu chuyển đổi. Tính từ phiên 26/10, số được khối ngoại sang tay qua phương thức khớp lệnh và thỏa thuận tương đương với lượng cổ phiếu này. Theo đó, có thể áp lực bán để hedging rủi ro trái phiếu chuyển đổi đã chấm dứt.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán, công nghệ, dầu khí hay thép cũng giao dịch tích cực. Trong VN30, SSI tăng 5,4%. Các cổ phiếu chứng khoán khác trong phân khúc mid-cap như VCI, VND, FTS, VIX cũng đồng loạt tăng mạnh.

Trong nhóm vốn hóa lớn, HPG, VJC, VNM, FPT cũng bật mạnh khi đóng cửa. Cổ phiếu ngành thép khác như HSG hay NKG tăng 2-4%.

Với nhóm ngân hàng, trừ CTG, VPB và BID, các mã còn lại trong VN30 đều đóng cửa trên tham chiếu. Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng tích cực hơn với biên độ tăng nhiều mã trong khoảng 2-4%.

Ngược lại, áp lực bán với MWG tiếp tục dâng cao sau khi doanh nghiệp này công bố kết quả kinh doanh 9 tháng giảm mạnh so với cùng kỳ. Chốt phiên hôm nay, MWG giảm kịch sàn xuống 35.100 đồng, phiên giảm sàn thứ hai liên tiếp. Một số mã khác cũng lao dốc khi công bố kết quả kinh doanh không như kỳ vọng, như LTG giảm 12,7%.

Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 15.100 tỷ đồng. Trong đó, thanh khoản trên sàn HoSE chiếm hơn 13.000 tỷ đồng.

Minh Sơn

Con của sếp Gạo Trung An mua bán chui cổ phiếu

Con gái thành viên HĐQT Gạo Trung An bị phạt tiền và đình chỉ giao dịch 4,5 tháng vì mua bán chui cổ phiếu TAR.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với bà Trương Khả Tú – con bà Lư Lệ Trân, thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR). Bà Tú không báo cáo về 5 giao dịch liên quan đến cổ phiếu TAR đã thực hiện trong năm 2021.

Cụ thể, người này mua hơn 1,8 triệu cổ phiếu TAR từ ngày 18-24/5; mua 100.000 cổ phiếu và bán 30.000 cổ phiếu TAR từ ngày 8-13/7, bán hơn 1,9 triệu cổ phiếu TAR từ ngày 13-18/8, bán 191.700 cổ phiếu TAR trong ngày 6/9.

Với vi phạm kể trên, Ủy ban Chứng khoán phạt tiền hơn 431 triệu đồng. Ngoài ra, bà Trương Khả Tú còn bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán trong 4,5 tháng.

Theo báo cáo quản trị, đến cuối tháng 6, bà Lư Lệ Trân sở hữu 726 cổ phiếu TAR (tương ứng tỷ lệ 0,001%). Bà làm thành viên Hội đồng quản trị từ tháng 5/2018 đến nay.

Trước đó, mã chứng khoán của Trung An bị đình chỉ giao dịch từ ngày 30/10 do chậm nộp báo cáo tài chính riêng và hợp nhất bán niên 2023. Hiện cổ phiếu TAR được giao dịch quanh 10.000 đồng một đơn vị, giảm hơn một nửa so với mức đỉnh hồi cuối tháng 7.

Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý III tăng gần 15 lần lên khoảng 12 tỷ đồng. Nguyên nhân do doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ tăng lên và TAR nhận được cổ tức, lợi nhuận năm 2022 từ công ty con ở Kiên Giang.

Tất Đạt

Chứng khoán tiếp tục giảm mạnh cuối phiên

Đi quanh tham chiếu cả ngày, VN-Index bỗng giật lùi mạnh trong phiên ATC, đóng cửa giảm hơn 14 điểm về mức thấp nhất hơn 7 tháng qua.

Chỉ số đại diện sàn TP HCM ít biến động trong nửa đầu buổi sáng. Đến khoảng 10h30, chỉ số này sụt gần 8 điểm khi sắc đỏ chiếm ưu thế trong rổ VN30 nhưng sau đó nhanh chóng cải thiện và lấy lại sắc xanh.

Sang buổi chiều, VN-Index tiếp tục rung lắc quanh tham chiếu. Từ sau 14h, lệnh bán chủ động được đặt dồn dập kéo chỉ số này giảm một mạch về sát 1.026 điểm, giảm hơn 16 điểm. Ngay sau đó, thị trường cải thiện điểm số nhưng rồi lại nhanh chóng giật lùi.

Thị trường biến động mạnh trong phiên ATC diễn ra phổ biến trong khoảng hai tuần qua. Tại phiên 17/10, giao dịch ATC khiến VN-Index giảm gần 20 điểm. Hôm sau, đồ thị chỉ số này tiếp tục giảm gần 40 điểm so với tham chiếu trong những phút cuối. Đến phiên 19/10, thị trường sụt hơn 15 điểm phần lớn do rung lắc trong khoản thời gian ATC. Ở những phiên như 20/10, 25/10 hay 27/10, những phút cuối phiên cũng là diễn biến quyết định điểm số.

Hôm nay, sau khi giảm mạnh trong những phút cuối, VN-Index đóng cửa ở 1.028 điểm, thấp hơn 14 điểm so với tham chiếu. Đây là vùng giá thấp nhất kể từ ngày 20/3, tức hơn 7 tháng qua. Như vậy, thị trường đã quay lại vùng tích lũy thời điểm đầu năm.

Toàn sàn HoSE có 448 mã giảm giá, trong đó có 41 mã giảm hết biên độ. Ở chiều ngược lại, chỉ có 66 mã tăng. Theo VNDirect, SAB là cổ phiếu góp mức giảm nhiều nhất cho VN-Index, theo sau là GVR, MWG, BID và VIC.

Xét theo ngành, chứng khoán là nhóm có diễn biến tiêu cực nhất. SSI – cổ phiếu có thanh khoản cao nhất thị trường với gần 970 tỷ đồng – đóng cửa giảm 6,4% khi kiểm tra giá sàn không thành công. Các mã có thanh khoản lớn như VND, SHS, VIX, HCM, MBS đều giảm mạnh từ 4,7-7%. Ngoài ra, VCI và FTS hôm nay giảm hết biên độ.

Theo sau là nhóm bán lẻ, cổ phiếu giảm theo đà suy yếu của kết quả kinh doanh. MWG nằm sàn sau khi Thế Giới Di Động giảm đến 98% lợi nhuận. Digiworld mất một nửa lợi nhuận nên cổ phiếu DGW giảm hết biên độ. Tương tự, hai mã PET và TTH nằm sàn.

Sắc đỏ cũng phủ lấy bảng điện ngành hóa chất, dầu khí, xây dựng và bất động sản khi loạt doanh nghiệp công bố lợi nhuận đi lùi. Trong đó, nhiều mã trụ của từng ngành cùng giảm hết biên độ như GEX, PDR, PVT, DPM, VGC…

Ngược chiều điểm số, thanh khoản sàn HoSE lại tăng gần 5.400 tỷ đồng, lên khoảng gần 14.900 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay dứt chuỗi xả hàng khi mua ròng hơn 300 tỷ đồng. HPG dẫn đầu nhóm này, theo sau là PVD, DCM, FRT, DGC và PVS.

Tất Đạt

Chứng khoán tiếp tục giảm mạnh cuối phiên

Đi quanh tham chiếu cả ngày, VN-Index bỗng giật lùi mạnh trong phiên ATC, đóng cửa giảm hơn 14 điểm về mức thấp nhất hơn 7 tháng qua.

Chỉ số đại diện sàn TP HCM ít biến động trong nửa đầu buổi sáng. Đến khoảng 10h30, chỉ số này sụt gần 8 điểm khi sắc đỏ chiếm ưu thế trong rổ VN30 nhưng sau đó nhanh chóng cải thiện và lấy lại sắc xanh.

Sang buổi chiều, VN-Index tiếp tục rung lắc quanh tham chiếu. Từ sau 14h, lệnh bán chủ động được đặt dồn dập kéo chỉ số này giảm một mạch về sát 1.026 điểm, giảm hơn 16 điểm. Ngay sau đó, thị trường cải thiện điểm số nhưng rồi lại nhanh chóng giật lùi.

VN-Index đóng cửa ở 1.028 điểm, thấp hơn 14 điểm so với tham chiếu. Đây là vùng giá thấp nhất kể từ ngày 20/3, tức hơn 7 tháng qua. Như vậy, thị trường đã quay lại vùng tích lũy thời điểm đầu năm.

Toàn sàn HoSE có 448 mã giảm giá, trong đó có 41 mã giảm hết biên độ. Ở chiều ngược lại, chỉ có 66 mã tăng. Theo VNDirect, SAB là cổ phiếu góp mức giảm nhiều nhất cho VN-Index, theo sau là GVR, MWG, BID và VIC.

Xét theo ngành, chứng khoán là nhóm có diễn biến tiêu cực nhất. SSI – cổ phiếu có thanh khoản cao nhất thị trường với gần 970 tỷ đồng – đóng cửa giảm 6,4% khi kiểm tra giá sàn không thành công. Các mã có thanh khoản lớn như VND, SHS, VIX, HCM, MBS đều giảm mạnh từ 4,7-7%. Ngoài ra, VCI và FTS hôm nay giảm hết biên độ.

Theo sau là nhóm bán lẻ, cổ phiếu giảm theo đà suy yếu của kết quả kinh doanh. MWG nằm sàn sau khi Thế Giới Di Động giảm đến 98% lợi nhuận. Digiworld mất một nửa lợi nhuận nên cổ phiếu DGW giảm hết biên độ. Tương tự, hai mã PET và TTH nằm sàn.

Sắc đỏ cũng phủ lấy bảng điện ngành hóa chất, dầu khí, xây dựng và bất động sản khi loạt doanh nghiệp công bố lợi nhuận đi lùi. Trong đó, nhiều mã trụ của từng ngành cùng giảm hết biên độ như GEX, PDR, PVT, DPM, VGC…

Ngược chiều điểm số, thanh khoản sàn HoSE lại tăng gần 5.400 tỷ đồng, lên khoảng gần 14.900 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay dứt chuỗi xả hàng khi mua ròng hơn 300 tỷ đồng. HPG dẫn đầu nhóm này, theo sau là PVD, DCM, FRT, DGC và PVS.

Tất Đạt

Chứng khoán lại lao dốc cuối phiên

VN-Index đang giao dịch gần tham chiếu bất ngờ rơi hơn 18 điểm chỉ sau 15 phút ATC trước khi đóng cửa, một loạt cổ phiếu bị lực bán ép về giá sàn.

Nhịp tăng trong phiên cuối tuần trước không giúp thị trường khởi sắc hơn, khi nhiều công ty chứng khoán vẫn khuyến nghị nhà đầu tư thận trọng với xu hướng. VN-Index mở phiên tuần này trong sắc đỏ khi áp lực với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục đè nặng lên chỉ số.

Các mã cổ phiếu nhóm Vingroup, như VIC, VHM hay VRE đều giao dịch thấp hơn tham chiếu khi mở cửa. VIC có lúc giảm gần 4%. Thanh khoản thấp, tâm lý thận trọng khiến thị trường giữ nhịp đi ngang quanh ngưỡng 1.050 điểm trong cả phiên sáng.

Sang phiên chiều, nhóm Vingroup khởi sắc hơn giúp VN-Index trở về sát tham chiếu. VRE từ sắc đỏ bật tăng mạnh, có lúc tăng gần 5%. VHM trở lại tham chiếu, trong khi VIC thu hẹp đà giảm vào giữa phiên chiều. Dù vậy, phần còn lại của thị trường vẫn chưa thoát đà giảm khi áp lực bán chiếm ưu thế hơn.

Đến phiên ATC, diễn biến bất ngờ xảy ra. Áp lực bán tăng vọt khiến nhiều cổ phiếu giảm đột ngột về giá sàn. FRT giao dịch ở ngưỡng 89.000 đồng cho tới 14h30 nhưng giảm kịch sàn 86.400 đồng chỉ sau vài phút ATC. Cổ phiếu DGW, KBC, GEX, VGC và một số mã chứng khoán diễn ra tương tự. VN-Index đang từ ngưỡng gần tham chiếu bất ngờ giảm sâu.

Chốt phiên, chỉ số của sàn HoSE dừng ở mức 1.042,4 điểm, giảm 18,22 điểm (1,72%). VN30-Index mất gần 20 điểm (1,87%), xuống còn 1.047,63 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index mất hơn 3%, còn UPCOM-Index giảm gần 1%. Sau phiên hôm nay, VN-Index giảm về vùng giá thấp nhất hơn 5 tháng, kể từ ngày 5/5.

Sắc đỏ chiếm áp đảo trên sàn HoSE với gần 400 cổ phiếu giảm, so với 111 cổ phiếu tăng giá. Trong VN30, 25/30 mã bluechip khép phiên dưới tham chiếu.

Đứng đầu về mức độ giảm là cổ phiếu nhóm chứng khoán. Trong VN30, SSI chốt phiên gần giá sàn, giảm 6,6%. Ở nhóm vốn hóa trung bình, MBS, BSI, CTS, FTS, HCM hay VND đều giảm trên 5%.

Nhóm bất động sản cũng tương tự. Trong nhóm vốn hóa lớn, GVR mất 6,7%, các mã khác như SCR, QCG, DIG, DXG, VCG cùng lùi sâu. Tương tự với nhóm bán lẻ, xây dựng.

Thanh khoản toàn thị trường chỉ đạt gần 12.000 tỷ đồng. Trong đó thanh khoản trên sàn HoSE chỉ ghi nhận hơn 10.100 tỷ đồng, giảm hơn 3.600 tỷ so với phiên trước và xuống mức thấp nhất trong một tháng. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng gần 88 tỷ đồng, phiên bán ròng thứ 5 liên tiếp.

Minh Sơn