Chứng khoán

Cổ phiếu Vingroup đồng loạt tăng mạnh

Bộ ba cổ phiếu nhóm Vingroup dẫn đầu đà tăng của thị trường, với riêng VIC tăng 5,8%, sau khi ông Phạm Nhật Vượng gặp tỷ phú giàu thứ hai Ấn Độ.

Sắc xanh lan rộng trên thị trường từ đầu phiên hôm nay, nối tiếp phiên tăng mạnh hôm qua.

Các mã trụ, đặc biệt là nhóm Vingroup, được đẩy lên ngay sau ATO giúp VN-Index vượt trên tham chiếu. Thông tin về cuộc gặp giữa Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng và ông Gautam Adani, tỷ phú giàu thứ hai Ấn Độ với khối tài sản hiện tại hơn 52 tỷ USD, giúp cả ba mã VIC, VHM và VRE được chú ý. Đến cuối phiên sáng, chỉ số của sàn HoSE tăng hơn 10 điểm, vượt 1.120 điểm.

Tuy nhiên, áp lực bán ra cũng gia tăng khi nhiều cổ phiếu có lợi nhuận tích cực sau nhịp tăng gần đây của thị trường. Sang phiên chiều, một số nhóm cổ phiếu dần thu hẹp đà tăng. Trong khi nhóm bất động sản vẫn tích cực, cổ phiếu ngân hàng, một số mã chứng khoán, hàng tiêu dùng lùi về sắc đỏ. Điểm tích cực là lực mua đỡ giá cũng mạnh không kém giúp thị trường nhanh chóng tìm được điểm cân bằng.

Chốt phiên, VN-Index dừng ở mức 1.113,89 điểm, tăng 0,46 điểm. Ngược lại, VN30-Index giảm 7 điểm (0,62%) trước áp lực bán ra của một số mã ngân hàng. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index vượt nhẹ trên tham chiếu.

Cuối phiên, sàn HoSE có 342 cổ phiếu tăng giá so với 202 cổ phiếu giảm giá. Áp lực giảm chủ yếu ở nhóm vốn hóa lớn khi VN30 có 18/30 mã đóng cửa trong sắc đỏ.

Dẫn dắt thị trường hôm nay là nhóm cổ phiếu Vingroup. VIC là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index với 2,3 điểm khi mã này chốt phiên tăng 5,6%, lên 45.400 đồng. VHM tăng 4,6%, trong khi VRE có thêm 2,5%. Ba mã này cũng là ba mã tăng mạnh nhất nhóm VN30 trong phiên hôm nay.

Ngoài nhóm này, BCM, MWG, SSI, CTG cũng giao dịch tích cực.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, áp lực lên nhóm ngân hàng, hàng không khiến VN30-Index giảm 7 điểm khi đóng cửa. VJC đóng cửa giảm hơn 4%, các mã ngân hàng như SSB, VCB, VPB, STB, ACB, SHB, TCB, TPB giảm 1-2%.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, sắc xanh có phần ưu thế hơn. Đà tăng của thị trường cùng sự trở lại của dòng tiền giúp cổ phiếu chứng khoán giao dịch tích cực, một số mã bất động sản cũng ở trạng thái tương tự.

Cổ phiếu PDR, DXS đóng cửa tăng kịch trần, HQC, NVL có thêm hơn 5%, SCR, DIG, QCG tăng trên 2%.

Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 25.000 tỷ đồng, với thanh khoản sàn HoSE đạt gần 22.000 tỷ đồng, tăng 3.450 tỷ đồng so với phiên hôm qua. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng hơn 800 tỷ đồng, cao nhất kể từ ngày 16/10.

Minh Sơn

Cổ phiếu Vingroup đồng loạt tăng mạnh

Bộ ba cổ phiếu nhóm Vingroup dẫn đầu đà tăng của thị trường, với riêng VIC tăng 5,8%, sau khi Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượt gặp tỷ phú giàu thứ hai Ấn Độ.

Sắc xanh lan rộng trên thị trường từ đầu phiên hôm nay, nối tiếp phiên tăng mạnh hôm qua.

Các mã trụ, đặc biệt là nhóm Vingroup, được đẩy lên ngay sau ATO giúp VN-Index vượt trên tham chiếu. Thông tin về cuộc gặp giữa Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng và ông Gautam Adani, tỷ phú giàu thứ hai Ấn Độ với khối tài sản hiện tại hơn 52 tỷ USD, giúp cả ba mã VIC, VHM và VRE được chú ý. Đến cuối phiên sáng, chỉ số của sàn HoSE tăng hơn 10 điểm, vượt 1.120 điểm.

Tuy nhiên, áp lực bán ra cũng gia tăng khi nhiều cổ phiếu có lợi nhuận tích cực sau nhịp tăng gần đây của thị trường. Sang phiên chiều, một số nhóm cổ phiếu dần thu hẹp đà tăng. Trong khi nhóm bất động sản vẫn tích cực, cổ phiếu ngân hàng, một số mã chứng khoán, hàng tiêu dùng lùi về sắc đỏ. Điểm tích cực là lực mua đỡ giá cũng mạnh không kém giúp thị trường nhanh chóng tìm được điểm cân bằng.

Chốt phiên, VN-Index dừng ở mức 1.113,89 điểm, tăng 0,46 điểm. Ngược lại, VN30-Index giảm 7 điểm (0,62%) trước áp lực bán ra của một số mã ngân hàng. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index vượt nhẹ trên tham chiếu.

Cuối phiên, sàn HoSE có 342 cổ phiếu tăng giá so với 202 cổ phiếu giảm giá. Áp lực giảm chủ yếu ở nhóm vốn hóa lớn khi VN30 có 18/30 mã đóng cửa trong sắc đỏ.

Dẫn dắt thị trường hôm nay là nhóm cổ phiếu Vingroup. VIC là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index với 2,3 điểm khi mã này chốt phiên tăng 5,6%, lên 45.400 đồng. VHM tăng 4,6%, trong khi VRE có thêm 2,5%. Ba mã này cũng là ba mã tăng mạnh nhất nhóm VN30 trong phiên hôm nay.

Ngoài nhóm này, BCM, MWG, SSI, CTG cũng giao dịch tích cực.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, áp lực lên nhóm ngân hàng, hàng không khiến VN30-Index giảm 7 điểm khi đóng cửa. VJC đóng cửa giảm hơn 4%, các mã ngân hàng như SSB, VCB, VPB, STB, ACB, SHB, TCB, TPB giảm 1-2%.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, sắc xanh có phần ưu thế hơn. Đà tăng của thị trường cùng sự trở lại của dòng tiền giúp cổ phiếu chứng khoán giao dịch tích cực, một số mã bất động sản cũng ở trạng thái tương tự.

Cổ phiếu PDR, DXS đóng cửa tăng kịch trần, HQC, NVL có thêm hơn 5%, SCR, DIG, QCG tăng trên 2%.

Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 25.000 tỷ đồng, với thanh khoản sàn HoSE đạt gần 22.000 tỷ đồng, tăng 3.450 tỷ đồng so với phiên hôm qua. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng hơn 800 tỷ đồng, cao nhất kể từ ngày 16/10.

Minh Sơn

Vốn hóa chứng khoán tăng thêm hàng tỷ USD

Hơn 80% cổ phiếu trên HoSE khoác sắc xanh giúp VN-Index vượt 1.100 điểm, vốn hóa thị trường tính cả HNX và UPCoM tăng 6,7 tỷ USD so với hôm qua.

VN-Index đi sát tham chiếu từ khi mở cửa đến đầu giờ chiều. Trong khung thời gian này, nhà đầu tư chuộng đứng ngoài quan sát nên thanh khoản đều thấp hơn phiên 7/11.

Đến khoảng 13h30, lực mua chủ động xuất hiện dồn dập giúp chỉ số đại diện sàn HoSE được kéo lên vượt tham chiếu. VN-Index tăng liên tục và vượt mốc kháng cự quan trọng 1.100 điểm sau 14h. Trong phiên ATC, thị trường tiếp tục hưng phấn, nối dài mạch tăng. VN-Index đóng cửa trên 1.113 điểm, cao hơn tham chiếu khoảng 33 điểm.

Đây là phiên giao dịch tăng mạnh thứ hai tính từ đầu năm, chỉ xếp sau phiên 2/11 với mức tăng gần 36 điểm. Mức tích lũy trên giúp Việt Nam vào nhóm thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh nhất thế giới hôm nay, theo dữ liệu từ StockQ.

Trên sàn HoSE, gần 82% cổ phiếu tăng giá, gồm 55 mã tăng hết biên độ với thanh khoản cao. Ở chiều ngược lại, chỉ 65 mã giảm giá. Nhờ đó, vốn hóa thị trường TP HCM tăng gần 133.450 tỷ đồng (khoảng 5,47 tỷ USD) chỉ trong một phiên, hiện đạt hơn 4,48 triệu tỷ đồng. Tính tổng hai sàn HoSE, HNX và thị trường UPCoM tăng 6,71 tỷ USD.

Tất cả nhóm cổ phiếu đều có chỉ số ngành tăng điểm. Theo VNDirect, mã chứng khoán VCB, HPG, BID, FPT, GVR là những cổ phiếu góp mức tăng nhiều nhất cho thị trường.

Bảng điện nhóm chứng khoán có nhiều sắc tím nhất. Hàng loạt mã có thanh khoản cao cùng đóng cửa với giá kịch trần như SSI, SHS, VIX, VND, VCI, HCM, MBS, FTS… Tổng cộng ngành này có 17 cổ phiếu tăng hết biên độ.

Tương tự, NVL, DIG, CEO, DXG, KBC, PDR, CII, HDC và TCH là những mã bất động sản chốt phiên ở mức trần. Ngành này cũng có nhiều cổ phiếu tăng trên 6% trong hôm nay.

Thanh khoản sàn HoSE tăng hơn 6.500 tỷ đồng so với hôm qua, đạt gần 18.600 tỷ đồng. Dòng tiền tập trung vào nhóm bất động sản, chứng khoán và ngân hàng. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục ưu tiên mua vào với sức mua ròng gần 270 tỷ đồng.

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) khuyến nghị các nhà đầu tư tận dụng những phiên tăng điểm tốt để hiện thực hóa lợi nhuận từng phần. Nhà đầu tư chỉ nên mua gia tăng từ 10-20% đối với cổ phiếu đã khả dụng trong tài khoản và chủ động lên kế hoạch giao dịch ngắn hạn.

Tất Đạt

Vốn hóa chứng khoán tăng thêm hàng chục tỷ USD

Hơn 80% cổ phiếu trên sàn HoSE khoác sắc xanh giúp VN-Index chốt phiên tích lũy khoảng 33 điểm, vốn hóa thị trường tăng hơn 38 tỷ USD so với hôm qua.

VN-Index đi sát tham chiếu từ khi mở cửa đến đầu giờ chiều. Trong khung thời gian này, nhà đầu tư chuộng đứng ngoài quan sát nên thanh khoản đều thấp hơn phiên 7/11.

Đến khoảng 13h30, lực mua chủ động xuất hiện dồn dập giúp chỉ số đại diện sàn HoSE được kéo lên vượt tham chiếu. VN-Index tăng liên tục và vượt mốc kháng cự quan trọng 1.100 điểm sau 14h. Trong phiên ATC, thị trường tiếp tục hưng phấn, nối dài mạch tăng. VN-Index đóng cửa trên 1.113 điểm, cao hơn tham chiếu khoảng 33 điểm.

Đây là phiên giao dịch tăng mạnh thứ hai tính từ đầu năm, chỉ xếp sau phiên 2/11 với mức tăng gần 36 điểm. Mức tích lũy trên giúp Việt Nam vào nhóm thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh nhất thế giới hôm nay, theo dữ liệu từ StockQ.

Trên sàn HoSE, gần 82% cổ phiếu tăng giá, gồm 55 mã tăng hết biên độ với thanh khoản cao. Ở chiều ngược lại, chỉ 65 mã giảm giá. Nhờ đó, vốn hóa thị trường TP HCM phiên hôm nay tăng hơn 93.200 tỷ đồng (khoảng 38,3 tỷ USD), lên gần 4.382.800 tỷ đồng.

Tất cả nhóm cổ phiếu đều có chỉ số ngành tăng điểm. Theo VNDirect, mã chứng khoán VCB, HPG, BID, FPT, GVR là những cổ phiếu góp mức tăng nhiều nhất cho thị trường.

Bảng điện nhóm chứng khoán có nhiều sắc tím nhất. Hàng loạt mã có thanh khoản cao cùng đóng cửa với giá kịch trần như SSI, SHS, VIX, VND, VCI, HCM, MBS, FTS… Tổng cộng ngành này có 17 cổ phiếu tăng hết biên độ.

Tương tự, NVL, DIG, CEO, DXG, KBC, PDR, CII, HDC và TCH là những mã bất động sản chốt phiên ở mức trần. Ngành này cũng có nhiều cổ phiếu tăng trên 6% trong hôm nay.

Thanh khoản sàn HoSE tăng hơn 6.500 tỷ đồng so với hôm qua, đạt gần 18.600 tỷ đồng. Dòng tiền tập trung vào nhóm bất động sản, chứng khoán và ngân hàng. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục ưu tiên mua vào với sức mua ròng gần 270 tỷ đồng.

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) khuyến nghị các nhà đầu tư tận dụng những phiên tăng điểm tốt để hiện thực hóa lợi nhuận từng phần. Nhà đầu tư chỉ nên mua gia tăng từ 10-20% đối với cổ phiếu đã khả dụng trong tài khoản và chủ động lên kế hoạch giao dịch ngắn hạn.

Tất Đạt

400.000 tài khoản chứng khoán đóng trong một tháng

Số tài khoản chứng khoán cá nhân giảm gần 400.000 trong tháng 10 – giai đoạn thị trường lao dốc.

Đến cuối tháng 10, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) ghi nhận hơn 7,38 triệu tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân, giảm hơn 378.000 tài khoản so với cuối tháng trước. Trong khi đó, số tài khoản của nhà đầu tư tổ chức trong nước tăng 164 tài khoản, của nhà đầu tư nước ngoài tăng 246 tài khoản.

Trong tháng 10, số tài khoản mở mới là 167.659 tài khoản, với số tài khoản thực hiện đóng là 545.386 tài khoản. Số tài khoản giảm ròng là gần 380.000.

Việc giảm số lượng tài khoản cá nhân có thể do nhà đầu tư đóng bớt các tài khoản không hoạt động.

Theo đại diện VSD, số tài khoản chứng khoán được đóng nhiều nhất tại Công ty Chứng khoán MB (MBS), với gần 544.000 tài khoản. “MBS đang trong quá trình rà soát danh sách các tài khoản mở tại công ty này và chủ động thực hiện đóng các tài khoản không có phát sinh giao dịch”, VSD cho biết.

Theo quy định, tại mỗi công ty chứng khoán, nhà đầu tư chỉ được mở một tài khoản. Tuy nhiên, nhà đầu tư không bị giới hạn số lượng trên toàn thị trường. Tức là, mỗi người có thể mở một tài khoản tại mỗi công ty chứng khoán khác nhau.

Đến cuối năm 2022, toàn thị trường có 81 công ty được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp phép hoạt động môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán.

Mức độ quan tâm của nhà đầu tư với thị trường chứng khoán có xu hướng tăng trở lại từ giữa năm nay, trong nhịp hồi của VN-Index lên hơn 1.200 điểm. Trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 9, quy mô số tài khoản mở mới mỗi tháng đều vượt mốc 100.000 tài khoản. Tuy nhiên, từ cuối tháng 9 đến nay, thị trường đã lao dốc từ vùng 1.250 điểm về gần ngưỡng 1.000 điểm. Thanh khoản cũng giảm về mức thấp khi nhà đầu tư thận trọng với nhịp giảm mạnh.

Minh Sơn

Chứng khoán đảo chiều

Sau bốn phiên tăng điểm liên tiếp, VN-Index hôm nay đi dưới tham chiếu cả ngày với hai phần ba cổ phiếu giảm giá, chốt phiên sụt hơn 9 điểm.

Từ phiên 1/11, chỉ số đại diện sàn HoSE đã tăng lũy kế gần 61,5 điểm sau bốn phiên. Tuy nhiên các bên phân tích vẫn lưu ý thị trường sẽ có rủi ro rung lắc ngắn hạn. Điều này được phản ánh ngay trong hôm nay.

VN-Index vừa mở cửa giảm gần 9 điểm. Sau đó, chỉ số này được kéo dần lên vượt tham chiếu nhưng nhanh chóng lùi lại rồi mang sắc đỏ kéo dài. Xu hướng thận trọng hiện rõ khi thanh khoản nhỏ giọt, hai bên mua và bán đều giao dịch ở mức thăm dò.

Sang buổi chiều, VN-Index ít biến động khi chủ yếu đi quanh mốc 1.080-1.085 điểm. Chỉ số đại diện sàn HoSE đóng cửa ở 1.080,3 điểm, thấp hơn 9 điểm so với phiên hôm qua.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên giảm giá với 378 cổ phiếu mang sắc đỏ, chiếm khoảng hai phần ba. Trong đó, rổ VN30 có đến 26 mã đi lùi về thị giá. Ở chiều ngược lại, sàn này có 138 cổ phiếu tăng giá. Trong số những mã có thanh khoản cao, CTD là mã duy nhất tăng giá mạnh với mức 4,1%.

Bất động sản, chứng khoán và ngân hàng lần lượt là ba nhóm ngành có diễn biến tiêu cực nhất. Nhiều cổ phiếu thuộc ba nhóm kể trên góp mặt trong top 10 mã gây mất điểm mạnh nhất cho thị trường như VCB, VHM, MSN, SSB, VRE.

Ở bảng điện ngành bất động sản, nhiều cổ phiếu có thanh khoản lớn giảm thị giá từ 2% trở lên như DIG, NVL, DXG, VHM, VRE. Các mã còn lại chủ yếu giảm quanh 1%.

Trong khi đó, hai nhóm chứng khoán và ngân hàng ghi nhận sắc đỏ ít hơn. Các mã trọng điểm giảm mạnh bao gồm VND và SSI lần lượt giảm 2,1% và 2,2%; STB lùi 1,5% so với tham chiếu, còn HDB và SHB cùng sụt 1,4%.

Thanh khoản sàn HoSE giảm gần 1.000 tỷ đồng so với hôm qua, về khoảng 12.600 tỷ đồng. Sau hai phiên ưu tiên mua vào, nhà đầu tư nước ngoài trở lại bán ròng hơn 260 tỷ đồng trong hôm nay. MWG tiếp tục bị xả hàng mạnh, theo sau là cổ phiếu VRE và quỹ FUESSVFL.

VN-Index giảm điểm sau thông tin có gần 380.000 tài khoản giao dịch chứng khoán đóng vào tháng 10, mức kỷ lục trong lịch sử thị trường. Hiện tượng trên diễn ra khi VN-Index giảm gần 11% trong một tháng, mức sâu nhất thế giới. Song song đó, đây cũng là giai đoạn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm sạch dữ liệu người tham gia giao dịch chứng khoán, loại bỏ việc trùng lặp và thông tin ảo trên thị trường.

Tất Đạt

400.000 tài khoản chứng khoán đóng trong một tháng

Số tài khoản chứng khoán cá nhân giảm gần 400.000 trong tháng 10 – giai đoạn thị trường lao dốc.

Đến cuối tháng 10, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) ghi nhận hơn 7,38 triệu tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân, giảm hơn 378.000 tài khoản so với cuối tháng trước. Trong khi đó, số tài khoản của nhà đầu tư tổ chức trong nước tăng 164 tài khoản, của nhà đầu tư nước ngoài tăng 246 tài khoản.

Việc giảm số lượng tài khoản cá nhân có thể do nhà đầu tư đóng bớt các tài khoản không hoạt động. Theo quy định, tại mỗi công ty chứng khoán, nhà đầu tư chỉ được mở một tài khoản. Tuy nhiên, nhà đầu tư không bị giới hạn số lượng tài khoản chứng khoán. Tức là, mỗi người có thể mở một tài khoản tại mỗi công ty chứng khoán khác nhau.

Đến cuối năm 2022, toàn thị trường có 81 công ty được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp phép hoạt động môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán.

Mức độ quan tâm của nhà đầu tư với thị trường chứng khoán có xu hướng tăng trở lại từ giữa năm nay, trong nhịp hồi của VN-Index lên hơn 1.200 điểm. Trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 9, quy mô số tài khoản mở mới mỗi tháng đều vượt mốc 100.000 tài khoản. Tuy nhiên, từ cuối tháng 9 đến nay, thị trường đã lao dốc từ vùng 1.250 điểm về gần ngưỡng 1.000 điểm. Thanh khoản cũng giảm về mức thấp khi nhà đầu tư thận trọng với nhịp giảm mạnh.

Minh Sơn

Cổ phiếu ngân hàng kéo VN-Index

Chỉ số sàn HoSE tiến dần ngưỡng 1.100 điểm khi có thêm gần 13 điểm trong phiên hôm nay, nhờ đà tăng của cổ phiếu ngân hàng, thép.

Thị trường đang có dấu hiệu đi lên trong nghi ngờ khi sắc xanh chiếm ưu thế trên nền thanh khoản thấp. Xu hướng chính của phiên hôm nay, tương tự những phiên tuần trước, là trạng thái giằng co trong biên độ hẹp trong phần lớn thời gian giao dịch.

Chỉ số của sàn HoSE được kéo lên trên tham chiếu sau ATO với trợ lực từ nhóm ngân hàng, thép và một số trụ nhóm bất động sản. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn duy trì ở mức nền thấp khi nhà đầu tư thận trọng với xu hướng tăng. Ngưỡng 1.080 điểm của VN-Index cũng được xem là vùng kháng cự quan trọng.

Thị trường chững lại vào cuối phiên sáng, thu hẹp đà tăng về gần tham chiếu khi áp lực bán ra tăng lên. Dù vậy, niềm tin khả năng phục hồi về ngưỡng 1.100 điểm có phần chiếm ưu thế. Áp lực bán ra không quá quyết liệt, lượng nhà đầu tư chốt lời T+ cũng không quá lớn. Bên mua nhanh chóng lấy lại vị thế áp đảo trong phiên chiều. VN-Index bật tăng trở lại và được kéo lên vào ATC.

Chốt phiên, VN-Index đóng cửa ở mức 1.089,66 điểm, tăng 12,88 điểm và đánh dấu phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp. VN30-Index tăng hơn 17 điểm (1,6%) lên trên ngưỡng 1.100 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng đóng cửa trong sắc xanh.

Sàn HoSE chốt phiên với 367 cổ phiếu tăng giá, so với 176 cổ phiếu giảm giá. Trong nhóm VN30, số mã tăng chiếm áp đảo hơn với tỷ lệ 24/30.

Ngân hàng, chứng khoán và bất động sản vẫn là ba nhóm chính hút dòng tiền. VPB là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index với 1,7 điểm, khi mã này chốt phiên tăng hơn 5% lên 20.800 đồng. SSB tăng hơn 4%, TPB, STB, MBB có thêm hơn 3%, SHB, CTG vượt tham chiếu hơn 2%.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, các mã chứng khoán cũng giao dịch khởi sắc với mức tăng 1-4%. Cổ phiếu ngành thép, xây dựng, một số mã nhóm bất động sản cũng giao dịch tích cực.

Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 16.000 tỷ đồng, với thanh khoản sàn HoSE ghi nhận hơn 14.000 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua ròng gần 351 tỷ đồng cao nhất kể từ ngày 20/10.

Minh Sơn

Sếp HoSE xin thôi chức để đi du học

HoSE vừa chấp thuận cho ông Nguyễn Vũ Quang Trung thôi chức Phó tổng giám đốc để đi học có thời hạn ở nước ngoài.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 4/11 do quyền Chủ tịch Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) Nguyễn Thị Việt Hà ban hành.

Sinh năm 1974, ông Nguyễn Vũ Quang Trung có trình độ Thạc sĩ Kinh tế Tài chính tại Đại học NewSouth Wales (Australia). Ông được Bộ Tài chính bổ nhiệm làm thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc HoSE từ tháng 8/2017.




Phó tổng giám đốc HoSE Nguyễn Vũ Quang Trung. Ảnh: HSX

Phó tổng giám đốc HoSE Nguyễn Vũ Quang Trung. Ảnh: HSX

Trước đó, ông Trung từng làm việc tại Ngân hàng Nhà nước (1996-1997), Uỷ ban Chứng khoán (1997-2004), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (2004-2017). Tại HXN, ông lần lượt đảm nhiệm các vị trí như trưởng các phòng nghiệp vụ thuộc Trung tâm giao dịch chứng khoán, Phó giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán, Ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc HNX.

Tại HoSE, sau khi ông Trung thôi chức Phó tổng giám đốc, ban điều hành của Sở còn 2 người gồm bà Trần Anh Đào, Phó tổng giám đốc phụ trách ban điều hành và Phó tổng giám đốc Ngô Viết Hoàng Giao.

Hôm 22/9, thị trường xuất hiện một số tin đồn liên quan đến biến động nhân sự cấp cao của HoSE. Tin đồn đã khiến thị trường đỏ lửa, VN-Index có lúc sụt 38 điểm trong buổi sáng, sau đó phục hồi dần và chốt phiên giảm gần 20 điểm. Cuối ngày, HoSE khẳng định những thông tin này là chưa chính xác. HoSE khuyến cáo nhà đầu tư cẩn trọng chọn lọc và tìm hiểu kỹ thông tin trên cổng chính thức của Sở.

Anh Tú

Sếp HoSE xin thôi chức để đi du học

HoSE vừa chấp thuận cho ông Nguyễn Vũ Quang Trung thôi chức Phó tổng giám đốc để đi học có thời hạn ở nước ngoài.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 4/11 do quyền Chủ tịch Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) Nguyễn Thị Việt Hà ban hành.

Sinh năm 1974, ông Nguyễn Vũ Quang Trung có trình độ Thạc sĩ Kinh tế Tài chính tại Đại học NewSouth Wales (Australia). Ông được Bộ Tài chính bổ nhiệm làm thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc HoSE từ tháng 8/2017.

Phó tổng giám đốc HoSE Nguyễn Vũ Quang Trung. Ảnh: HSX

Phó tổng giám đốc HoSE Nguyễn Vũ Quang Trung. Ảnh: HSX

Trước đó, ông Trung từng làm việc tại Ngân hàng Nhà nước (1996-1997), Uỷ ban Chứng khoán (1997-2004), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (2004-2017). Tại HXN, ông lần lượt đảm nhiệm các vị trí như trưởng các phòng nghiệp vụ thuộc Trung tâm giao dịch chứng khoán, Phó giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán, Ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc HNX.

Tại HoSE, sau khi ông Trung thôi chức Phó tổng giám đốc, ban điều hành của Sở còn 2 người gồm bà Trần Anh Đào, Phó tổng giám đốc phụ trách ban điều hành và Phó tổng giám đốc Ngô Viết Hoàng Giao.

Hôm 22/9, thị trường xuất hiện một số tin đồn liên quan đến biến động nhân sự cấp cao của HoSE. Tin đồn đã khiến thị trường đỏ lửa, VN-Index có lúc sụt 38 điểm trong buổi sáng, sau đó phục hồi dần và chốt phiên giảm gần 20 điểm. Cuối ngày, HoSE khẳng định những thông tin này là chưa chính xác. HoSE khuyến cáo nhà đầu tư cẩn trọng chọn lọc và tìm hiểu kỹ thông tin trên cổng chính thức của Sở.

Anh Tú