Chứng khoán

Chứng khoán lại giảm đột ngột sau 14h

Kịch bản biến động mạnh trong nửa cuối phiên lại diễn ra khi VN-Index có lúc mất gần 40 điểm, rơi thẳng đứng chỉ sau vài phút trước khi được kéo lại vào ATC.

Nhà đầu tư trên thị trường những phiên gần đây thường ví von rằng: “Chứng khoán chỉ giao dịch sau 14h” và diễn biến hôm nay cũng với chiều hướng tương tự.

VN-Index mở cửa trong sắc đỏ, khi nhà đầu tư thận trọng quan sát sau phiên giảm đột ngột hôm qua. Bên bán vẫn chiếm ưu thế, nhưng áp lực thoát hàng không quá lớn. Trong khi đó, bên cầm tiền cũng không mua vào quyết liệt. Chỉ số của sàn HoSE giữ nhịp đi ngang dưới tham chiếu cho tới đầu phiên chiều, với biên độ chỉ quanh ngưỡng vài điểm.

Tuy nhiên, một lần nữa thị trường biến động mạnh sau 14h, cũng là mốc thời gian mà nhiều công ty chứng khoán chọn để xử lý margin của khách hàng. Áp lực bán tăng vọt chỉ trong vài phút khiến đồ thị của VN-Index đổ dốc.

Chỉ số giảm vài chục điểm khi nhiều cổ phiếu bị ép về giá sàn. Lực cầu yếu không giúp tình hình được cải thiện, trong khi áp lực bán ra bằng mọi giá (lệnh MP) tăng vọt.

Chỉ sau vài phút, VN-Index lần lượt thủng các mốc hỗ trợ quan trọng tại 1.100 điểm và 1.090 điểm, giảm gần 40 điểm so với tham chiếu. Dù vậy, khác với áp lực bán tháo vào cuối phiên hôm qua, lần này một số mã trụ được kéo trở lại giúp đà giảm thu hẹp. Cổ phiếu VIC, một trong mã có ảnh hưởng nhất tới thị trường, có lúc giảm 5,7% nhưng được kéo về gần tham chiếu khi đóng cửa.

Diễn biến này giúp VN-Index trụ lại ngưỡng 1.100 điểm, chỉ còn giảm 18,25 điểm so với tham chiếu (1,63%). VN30-Index giảm 15,47 điểm (1,36%), còn 1.125,56 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index mất hơn 1%, còn UPCOM-Index giảm 0,8%.

Phiên hôm nay cũng là phiên giảm thứ ba liên tiếp của chứng khoán, với VN-Index rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 4 tháng qua.

Thanh khoản toàn thị trường đạt gần 25.400 tỷ đồng, với sàn HoSE chiếm hơn 21.800 tỷ, tăng gần 9.000 tỷ đồng so với phiên hôm qua. Trong khi nhà đầu tư trong nước bán ra, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua ròng gần 555 tỷ đồng, cao nhất trong gần một tháng.

VJC là cổ phiếu tích cực nhất trong nhóm vốn hóa lớn khi chốt phiên tăng gần 2%, SSI cũng đóng cửa trên tham chiếu. Ở phần còn lại, 25/30 mã bluechip chìm trong sắc đỏ. MSN, MWG, HPG, BID mất hơn 3%, PLX, VHM, GAS, SAB giảm hơn 2%.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, số mã giảm sàn tăng vọt, chủ yếu là bất động sản. DIG, HQC, CII, PTL ở trạng thái “trắng bảng bên mua”, ITA, NBB, SCR, CEO giảm 3-4%. Nhóm thép có lúc bị ép về mức giá sàn nhưng được kéo lại vào ATC.

Minh Sơn

Chứng khoán lại giảm đột ngột sau 14h

Kịch bản biến động mạnh trong nửa cuối phiên lại diễn ra khi VN-Index có lúc mất gần 40 điểm, rơi thẳng đứng chỉ sau vài phút trước khi được kéo lại vào ATC.

Nhà đầu tư trên thị trường những phiên gần đây thường ví von rằng: “Chứng khoán chỉ giao dịch sau 14h” và diễn biến hôm nay cũng với chiều hướng tương tự.

VN-Index mở cửa trong sắc đỏ, khi nhà đầu tư thận trọng quan sát sau phiên giảm đột ngột hôm qua. Bên bán vẫn chiếm ưu thế, nhưng áp lực thoát hàng không quá lớn. Trong khi đó, bên cầm tiền cũng không mua vào quyết liệt. Chỉ số của sàn HoSE giữ nhịp đi ngang dưới tham chiếu cho tới đầu phiên chiều, với biên độ chỉ quanh ngưỡng vài điểm.

Tuy nhiên, một lần nữa thị trường biến động mạnh sau 14h, cũng là mốc thời gian mà nhiều công ty chứng khoán chọn để xử lý margin của khách hàng. Áp lực bán tăng vọt chỉ trong vài phút phiên đồ thị của VN-Index đổ dốc. Chỉ số giảm vài chục điểm khi nhiều cổ phiếu bị ép về giá sàn. Lực cầu yếu không giúp tình hình được cải thiện, trong khi áp lực bán ra bằng mọi giá (lệnh MP) tăng vọt.

Chỉ sau vài phút, VN-Index lần lượt thủng các mốc hỗ trợ quan trọng tại 1.100 điểm và 1.090 điểm, giảm gần 40 điểm so với tham chiếu. Dù vậy, khác với áp lực bán tháo vào cuối phiên hôm qua, lần này một số mã trụ được kéo trở lại giúp đà giảm thu hẹp. Cổ phiếu VIC, một trong mã có ảnh hưởng nhất tới thị trường, có lúc giảm 5,7% nhưng được kéo về gần tham chiếu khi đóng cửa.

Diễn biến này giúp VN-Index trụ lại ngưỡng 1.110 điểm, chỉ còn giảm 18,25 điểm so với tham chiếu (1,63%). VN30-Index giảm 15,47 điểm (1,36%), còn 1.125,56 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index mất hơn 1%, còn UPCOM-Index giảm 0,8%.

Phiên hôm nay cũng là phiên giảm thứ ba liên tiếp của chứng khoán, với VN-Index rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 4 tháng qua.

Thanh khoản toàn thị trường đạt gần 25.400 tỷ đồng, với sàn HoSE chiếm hơn 21.800 tỷ, tăng gần 9.000 tỷ đồng so với phiên hôm qua. Trong khi nhà đầu tư trong nước bán ra, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua ròng gần 555 tỷ đồng, cao nhất trong gần một tháng.

VJC là cổ phiếu tích cực nhất trong nhóm vốn hóa lớn khi chốt phiên tăng gần 2%, SSI cũng đóng cửa trên tham chiếu. Ở phần còn lại, 25/30 mã bluechip chìm trong sắc đỏ. MSN, MWG, HPG, BID mất hơn 3%, PLX, VHM, GAS, SAB giảm hơn 2%.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, số mã giảm sàn tăng vọt, chủ yếu là bất động sản. DIG, HQC, CII, PTL ở trạng thái “trắng bảng bên mua”, ITA, NBB, SCR, CEO giảm 3-4%. Nhóm thép có lúc bị ép về mức giá sàn nhưng được kéo lại vào ATC.

Minh Sơn

VN-Index giảm 20 điểm những phút cuối phiên

Giữ sắc xanh cả ngày, VN-Index bất ngờ giảm 20 điểm những phút cuối phiên khi lệnh bán được đổ dồn vào các mã như KBC, GEX, DGC, DIG.

VN-Index mở cửa hôm nay trong sắc xanh nhưng mức tăng không cao. Sắc xanh kéo dài sang nửa đầu buổi chiều, chỉ số đại diện sàn HoSE hầu như dao động quanh 1.140-1.145 điểm.

Thị trường ít biến động vì thanh khoản luôn ở mức thấp. Đến hết buổi sáng, sàn HoSE mới ghi nhận hơn 4.000 tỷ đồng, bằng khoảng hai phần ba so với cùng thời điểm hôm qua.

Tuy nhiên sau phiên ATC, VN-Index bất ngờ giảm mạnh, sụt gần 20 điểm khi các lệnh bán tháo được dàn khắp các mã bluechip. Những cổ phiếu có thanh khoản trăm tỷ như KBC, GEX, DGC, DIG, PC1, PVT, CII, ANV, VCG, DCM, FTS đều nằm sàn. Gần như toàn bộ lệnh ATC của các cổ phiếu kể trên đều được khớp ở giá thấp kịch biên độ. Ngoài ra, thị trường xuất hiện nhiều mã giảm giá trên 4% như VND, MWG, PDR, NVL, VHC, GVR, CTD, ITA…

VN-Index giữ 1.121,65 điểm cho đến khi chốt phiên. Tính cả phiên hôm qua, thị trường sụt hơn 33 điểm, xóa sạch toàn bộ điểm tích lũy của sáu phiên tăng liên tiếp trước đó. Toàn sàn HoSE có 378 mã giảm, trong đó 28 cổ phiếu nằm sàn. Ở chiều ngược lại, chỉ có 107 mã tăng giá.

Diễn biến tương tự cũng xuất hiện ở biểu đồ các chỉ số khác. HNX-Index giữ sắc xanh gần như cả ngày và giảm mạnh vào cuối phiên, chốt ngày 17/10 giảm hơn 6 điểm. UPCoM đóng cửa sụt 0,7 điểm.

Thị trường hôm nay chỉ có nhóm du lịch và giải trí giữ được chỉ số ngành tăng. Hóa chất, chứng khoán, dầu khí, bất động sản, xây dựng và vật liệu là những ngành ảnh hưởng tiêu cực nhất đến thị trường. Theo VNDirect, các mã góp mức giảm nhiều nhất lần lượt là GVR, FPT, VHM, VIC, MWG.

Tính chung, thanh khoản cả ngày đạt hơn 13.600 tỷ đồng, giảm hơn 10% so với hôm qua. Dòng tiền của nhà đầu tư tập trung vào ba nhóm: bất động sản, dịch vụ tài chính và ngân hàng.

Khối ngoại giảm lượng bán ra khoảng 460 tỷ đồng so với hôm qua. Ở chiều mua vào, họ tăng thêm 390 tỷ đồng. Tổng lại, nhà đầu tư nước ngoài đảo chiều thành mua ròng nhưng biên độ chỉ khoảng 20 tỷ đồng. STB và IDC là hai mã được nhóm này gom hàng nhiều nhất.

Tất Đạt

Khối ngoại xả hàng cổ phiếu Thế Giới Di Động

Mã chứng khoán MWG của Thế Giới Di Động bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 237 tỷ đồng, cao nhất thị trường hôm nay.

MWG mở cửa tăng nhẹ trong những phút đầu, rồi rung lắc quanh tham chiếu. Sau đó, cổ phiếu này bị nhuộm đỏ cả ngày, chủ yếu được giao dịch trong vùng 48.500-49.000 đồng một đơn vị. Chốt phiên, mã chứng khoán của Thế Giới Di Động giảm 1,8% với thanh khoản cao nhất thị trường đạt gần 670 tỷ đồng. Đây là cổ phiếu góp mức giảm nhiều thứ ba cho VN-Index.

Theo thống kê của VNDirect, các giao dịch khớp lệnh của MWG có gần 60% là từ bên bán chủ động. Riêng khối ngoại hôm nay xả hàng mã này hơn 237 tỷ đồng, cao nhất toàn thị trường. Mức này gấp đôi giá trị bán ròng của mã đứng sau – HPG với gần 113 tỷ đồng. Lượng xả hàng của MWG tương đương 35% tổng giá trị bán ròng của khối ngoại hôm nay.

Nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay bán cổ phiếu MWG trong khi Thế Giới Di Động vừa đón nhận nhiều tin tức tích cực. Quỹ đầu tư quốc gia Singapore (GIC) và các nhà đầu tư Thái Lan đang cạnh tranh để mua tới 20% cổ phần công ty con Bách Hóa Xanh với định giá 1,7 tỷ USD. Thời gian qua, các công ty chứng khoán cùng đưa ra dự báo khả quan cho MWG nhờ tiềm năng của chuỗi Bách Hóa Xanh và kỳ vọng phục hồi trong quý cuối năm đến năm 2024.

Tính chung từ tháng 8 đến nay, mã chứng khoán của Thế Giới Di Động luôn nằm trong top bán ròng mạnh nhất của nhà đầu tư nước ngoài, tình trạng “hở room” ngoại diễn ra thường xuyên. Trong khi trước đây, cổ phiếu này thường thu hút nhà đầu tư nước ngoài.




Khối ngoại xả hàng cổ phiếu Thế Giới Di Động

MWG cùng một số mã như VND, SSI, HPG, VIX trở thành những cổ phiếu gây ảnh hưởng lớn cho thị trường hôm nay. VN-Index mở cửa trong sắc xanh và kiểm tra mốc 1.155 điểm trong buổi sáng. Đà tăng được duy trì sang đầu giờ chiều, sau đó chỉ số này rung lắc khi các mã bluechip lần lượt xuống giá. Từ 14h trở đi, sắc đỏ dần chiếm ưu thế ở bảng điện nhóm dầu khí, tài nguyên và chứng khoán.

Chốt phiên, chỉ số đại diện sàn HoSE tăng nhẹ 0,8 điểm lên mức 1.151,6 điểm. Sự giằng co thể hiện rõ khi sàn này có 242 cổ phiếu tăng, không quá cách biệt so với 226 cổ phiếu giảm. Tuy nhiên, đây vẫn là phiên tăng điểm thứ năm liên tiếp.

Cùng với sự cải thiện điểm số, thanh khoản đạt hơn 14.400 tỷ đồng, tăng 18% so với phiên trước. Dòng tiền tiếp tục tập trung vào nhóm bất động sản, dịch vụ tài chính và ngân hàng. Nhà đầu tư nước ngoài trở lại bán ròng hơn 660 tỷ đồng.

Tất Đạt

Cổ phiếu Vietjet tăng gần kịch trần

Chứng khoán chìm trong sắc đỏ gần hết thời gian phiên 13/10, nhưng bật ngược lại ngay trước khi đóng cửa nhờ một số mã tăng đột biến, như Vietjet.

Sau chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp, áp lực bán ra chiếm áp đảo trong phiên hôm nay. VN-Index lùi về dưới tham chiếu sau ATO, giữ nhịp giảm cho tới giữa phiên chiều. Sắc đỏ bao trùm bảng điện với đà giảm ở hầu hết nhóm chủ chốt, như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản. Dầu khí là nhóm hiếm hoi vẫn giữ được sắc xanh, nhưng biên độ tăng thấp hơn những phiên gần đây.

Diễn biến này duy trì cho tới 14h, khi dòng tiền bắt đầu tham gia tích cực hơn. Sắc đỏ dần thu hẹp khi một số nhóm cổ phiếu trở lại sắc xanh. Đến ATC, một vài mã tăng đột biến, như Vietjet, giúp chỉ số của sàn HoSE vượt tham chiếu.

Chốt phiên, VN-Index đóng cửa tại 1.154,73 điểm, tăng 3,12 điểm và nối dài mạch tăng 6 phiên liên tiếp. VN30-Index có thêm hơn 1 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index giữ sắc xanh, còn UPCOM-Index giảm nhẹ.

Thanh khoản toàn thị trường đạt gần 16.600 tỷ đồng, với thanh khoản sàn HoSE chiếm gần 14.000 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng gần 284 tỷ đồng.




Cổ phiếu Vietjet tăng gần kịch trần

Tăng mạnh nhất nhóm vốn hóa lớn là cổ phiếu VJC của Vietjet. Mã này mở cửa trong sắc xanh nhưng lùi về dưới tham chiếu vào cuối phiên sáng. VJC sau đó đi ngang cho tới 14h, trước khi bất ngờ tăng mạnh. Chỉ trong 30 phút cuối phiên, mã này vọt hơn 6%, đóng cửa ở mức 103.800 đồng.

Ngoài VJC, GVR và MWG cũng giao dịch tích cực với biên độ tăng hơn 2%, SAB có thêm 1,7%, BID, VCB, HDB, VRE, MBB chốt phiên trên tham chiếu.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, một số mã cũng giao dịch đột biến. PDR chốt phiên sáng giảm hơn 2%, nhưng cũng như VJC, mã này tăng mạnh sau 14h. Chốt phiên, PDR tăng kịch trần với thanh khoản gần 16 triệu cổ phiếu được sang tay. Một số mã bất động sản khu công nghiệp như VGC, IDC đóng cửa có thêm hơn 2%.

Ngược lại, một số mã ngân hàng, bất động sản chìm trong sắc đỏ. Trong VN30, VIB, VHM, BCM, CTG giảm trên 1%, TCB, VIC, BVH mất gần 1% thị giá.

Minh Sơn

Chứng khoán dứt chuỗi 6 phiên tăng

Sắc đỏ chiếm áp đảo với áp lực bán tăng nhanh khiến VN-Index đóng cửa giảm hơn 13 điểm, lùi về gần ngưỡng 1.140 điểm.

Mạch tăng 6 phiên liên tiếp của VN-Index gặp thách thức trong phiên đầu tuần này khi áp lực bán chiếm ưu thế từ đầu phiên. Chỉ số của sàn HoSE giữ trên tham chiếu chưa tới 30 phút sau khi mở cửa, rồi nhanh chóng lùi về với sắc đỏ. Các nhóm chiếm tỷ trọng cao trong vốn hóa, như chứng khoán, ngân hàng hay bất động sản đều giao dịch kém tích cực.

Dầu khí là nhóm cổ phiếu hiếm hoi giữ được sắc xanh khi giá dầu tiếp tục đi lên, nhưng đà tăng của những mã này không giúp thị trường giữ được cân bằng.

Cũng như những phiên gần đây, diễn biến của thị trường dần tăng tốc sau 14h. Đà giảm của VN-Index nới rộng lên hơn 10 điểm, khi biên độ giảm nhiều mã tăng lên 2-4%. Chốt phiên, chỉ số của sàn HoSE mất hơn 13,3 điểm (1,15%), xuống 1.141,42 điểm. VN30-Index giảm với biên độ tương đương, còn 1.153,21 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng đóng cửa dưới tham chiếu.

Thanh khoản toàn thị trường đạt 18.226 tỷ đồng, với thanh khoản sàn HoSE ghi nhận hơn 15.200 tỷ đồng, mức cao nhất trong một tuần. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng hơn 820 tỷ đồng, cao nhất kể từ ngày 13/9 và ghi nhận phiên bán ròng thứ ba liên tiếp.

Sắc đỏ chiếm áp đảo vào cuối phiên, với sàn HoSE có 114 cổ phiếu tăng giá, so với 393 cổ phiếu giảm giá.

Thanh khoản cao nhất vẫn chủ yếu là cổ phiếu nhóm chứng khoán và ngân hàng. SSI hôm nay ghi nhận mức thanh khoản hơn 930 tỷ, STB là gần 800 tỷ, VND và VPB có thanh khoản gần 600 tỷ đồng.

Trong nhóm vốn hóa lớn, VPB cũng là cổ phiếu tích cực nhất khi chốt phiên tăng 2,5%, với hơn 26 triệu cổ phiếu được sang tay. Ngân hàng này vừa thông báo chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 10%, dự kiến thanh toán ngày 20/11. Ngoài VPB, GAS, SAB, FPT, PLX cũng đóng cửa trên tham chiếu.

Ngược lại, SSI và STB cùng giảm hơn 4%, VHM, HPG mất 2,9%, VIB, TPB, VRE, VIC, BID đóng cửa thấp hơn tham chiếu hơn 2%.

Minh Sơn

Cổ phiếu nào sẽ hút dòng tiền thời gian tới

Dragon Capital chọn đầu tư cổ phiếu phân bón, hóa chất, dầu khí, trong khi VinaCapital gợi ý các mã công nghệ thông tin, tài chính, xuất khẩu.

Trong cuộc gặp nhà đầu tư mới đây, ông Võ Nguyễn Khoa Tuấn – đại diện quản lý quỹ DCDS thuộc Dragon Capital – cho biết đang tinh gọn danh mục và nghiên cứu gia tăng tỷ lệ vào các nhóm ngành có tiềm năng trong quý IV. Các chuyên gia quản lý quỹ có mức tăng trưởng 10% trong quý III, chọn phân tích hiệu suất thời gian qua và triển vọng lợi nhuận sắp tới làm căn cứ lựa chọn cổ phiếu.

Xét về lịch sử tăng trưởng thị giá, nhóm phân tích này cho rằng chứng khoán, sản xuất phân bón – hóa chất và dầu khí là có hiệu suất tốt trong quý vừa qua. Xét về tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận, sản xuất phân bón – hóa chất và dầu khí là nhóm có triển vọng cao. Tổng lại, quỹ này quyết định rót tiền vào nhóm phân bón, hóa chất và dầu khí. Trong đó, mã chứng khoán của Tập đoàn Đức Giang đang được quỹ này nâng tỷ trọng từ 2% lên mục tiêu trở thành một trong những cổ phiếu top 5 danh mục.

Ngoài gia tăng tỷ trọng ở các nhóm có tiềm năng, quỹ DCSC cũng gom vào các mã có khả năng “vượt qua những cơn bão của thị trường”, tiêu biểu là FPT. Theo ông Tuấn, mã chứng khoán của Tập đoàn FPT đã có hiệu suất tốt trong nửa đầu năm. Sau đợt công bố kết quả kinh doanh quý III, cổ phiếu này có thể còn nhiều tiềm năng. Tỷ trọng FPT trong quỹ DCDS đang được nâng từ 5% lên hơn 13%.

Trước đó trong cuộc gặp nhà đầu tư cuối tháng 9, VinaCapital cũng gợi ý các lĩnh vực đáng chú ý cho năm sau. Thứ nhất, quỹ này cho rằng lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ hưởng lợi lớn với xu thế chuyển đổi số tất yếu. Hiệu suất các cổ phiếu ngành này thời gian qua cũng thể hiện tính tăng trưởng bền vững, ít chịu biến động thị trường.

Thứ hai là ngành tiêu dùng khi hưởng lợi từ nhu cầu nội địa phục hồi trong năm sau. Các ngành hưởng lợi từ môi trường lãi thấp như ngân hàng, chứng khoán và bất động sản khu công nghiệp cũng là lĩnh vực được VinaCapital gợi ý.

Ngoài ra, theo quỹ này, nhà đầu tư có thể cân nhắc thêm các ngành giàu tiềm năng từ phục hồi xuất khẩu như cảng, vận chuyển, công ty xuất khẩu. Ngành dầu khí cũng được đánh giá cao khi Việt Nam đang triển khai dự án Lô B – Ô Môn với quy mô lớn.




Một nhà đầu tư đang theo dõi bảng điện chứng khoán. Ảnh: DNSE

Một nhà đầu tư đang theo dõi bảng điện chứng khoán. Ảnh: DNSE

Không chỉ các quỹ đầu tư, nhiều công ty chứng khoán cũng đi tìm lời giải cho câu hỏi “dòng tiền sẽ đổ vào đâu” bằng cách phân tích triển vọng lợi nhuận. Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận chung toàn thị trường là nhóm ngành công nghiệp, xuất nhập khẩu, vận tải, năng lượng và công nghệ thông tin. Còn Chứng khoán Agribank (Agriseco) dự đoán nhóm thủy sản, dệt may và gỗ sẽ có lợi nhuận khởi sắc trở lại. Kết quả kinh doanh nhóm chứng khoán, thép và điện có thể đảo chiều vào nửa cuối năm. Ngoài ra, Agriseco kỳ vọng đầu tư công sẽ hỗ trợ nhóm xây dựng, vật liệu và bất động sản khu công nghiệp.

Tuy nhiên theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), nhà đầu tư đón sóng kết quả kinh doanh quý III sẽ cần chọn lọc từng cổ phiếu riêng lẻ, thay vì kỳ vọng vào sự phục hồi chung của toàn ngành. Tương tự, Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cũng cho rằng sự phục hồi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp là không giống nhau và nhà đầu tư cần chú ý sự thay đổi của chỉ số định giá EPS, ROE hay P/E.

Bà Nguyễn Thị Bảo Trân – Trưởng phòng Phân tích Vĩ mô chiến lược MASVN – nói kết quả kinh doanh là trọng tâm cần theo dõi thời gian này. Trong đó, điểm quan trọng nhất là đánh giá lại chất lượng tăng trưởng gồm đòn bẩy tài chính và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng nên theo dõi diễn biến các nhóm nợ trong phân loại nợ của ngân hàng, đặc biệt chú ý nợ nhóm 2, 3, 4 và dự phòng rủi ro nợ xấu.

Trước khi quyết định rót tiền vào đâu, ông Đỗ Tiến Duy – chuyên gia phân tích Chứng khoán VISC – khuyên nhà đầu tư cần chuẩn bị ba bước: tìm hiểu về công ty, xác định kỳ vọng và rủi ro, theo dõi thị trường.

Đầu tiên, nhà đầu tư cần đảm bảo đã nghiên cứu cơ bản về các công ty trong danh mục của mình. Điều này bao gồm đánh giá cơ cấu tài sản, lợi nhuận, dòng tiền và đưa ra mức định giá hợp lý cho công ty; tiếp theo, cần đặt ra mức lợi nhuận kỳ vọng và mức chấp nhận rủi ro. Sau đó, nhà đầu tư nên theo dõi sự biến động thị trường trong nước và quốc tế vì sự biến động chỉ số chung có thể ảnh hưởng đến các cổ phiếu và quyết định thời điểm tham gia thị trường.

Tất Đạt

Cổ phiếu Vietjet tăng gần kịch trần

Chứng khoán chìm trong sắc đỏ gần hết thời gian phiên 13/10, nhưng bật ngược lại ngay trước khi đóng cửa nhờ một số mã tăng đột biến, như Vietjet.

Sau chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp, áp lực bán ra chiếm áp đảo trong phiên hôm nay. VN-Index lùi về dưới tham chiếu sau ATO, giữ nhịp giảm cho tới giữa phiên chiều. Sắc đỏ bao trùm bảng điện với đà giảm ở hầu hết nhóm chủ chốt, như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản. Dầu khí là nhóm hiếm hoi vẫn giữ được sắc xanh, nhưng biên độ tăng thấp hơn những phiên gần đây.

Diễn biến này duy trì cho tới 14h, khi dòng tiền bắt đầu tham gia tích cực hơn. Sắc đỏ dần thu hẹp khi một số nhóm cổ phiếu trở lại sắc xanh. Đến ATC, một vài mã tăng đột biến, như Vietjet, giúp chỉ số của sàn HoSE vượt tham chiếu.

Chốt phiên, VN-Index đóng cửa tại 1.154,73 điểm, tăng 3,12 điểm và nối dài mạch tăng 6 phiên liên tiếp. VN30-Index có thêm hơn 1 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index giữ sắc xanh, còn UPCOM-Index giảm nhẹ.

Thanh khoản toàn thị trường đạt gần 16.600 tỷ đồng, với thanh khoản sàn HoSE chiếm gần 14.000 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng gần 284 tỷ đồng.

Tăng mạnh nhất nhóm vốn hóa lớn là cổ phiếu VJC của Vietjet. Mã này mở cửa trong sắc xanh nhưng lùi về dưới tham chiếu vào cuối phiên sáng. VJC sau đó đi ngang cho tới 14h, trước khi bất ngờ tăng mạnh. Chỉ trong 30 phút cuối phiên, mã này vọt hơn 6%, đóng cửa ở mức 103.800 đồng.

Ngoài VJC, GVR và MWG cũng giao dịch tích cực với biên độ tăng hơn 2%, SAB có thêm 1,7%, BID, VCB, HDB, VRE, MBB chốt phiên trên tham chiếu.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, một số mã cũng giao dịch đột biến. PDR chốt phiên sáng giảm hơn 2%, nhưng cũng như VJC, mã này tăng mạnh sau 14h. Chốt phiên, PDR tăng kịch trần với thanh khoản gần 16 triệu cổ phiếu được sang tay. Một số mã bất động sản khu công nghiệp như VGC, IDC đóng cửa có thêm hơn 2%.

Ngược lại, một số mã ngân hàng, bất động sản chìm trong sắc đỏ. Trong VN30, VIB, VHM, BCM, CTG giảm trên 1%, TCB, VIC, BVH mất gần 1% thị giá.

Minh Sơn

Khối ngoại xả hàng cổ phiếu Thế Giới Di Động

Mã chứng khoán MWG của Thế Giới Di Động bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 237 tỷ đồng, cao nhất thị trường hôm nay.

MWG mở cửa tăng nhẹ trong những phút đầu, rồi rung lắc quanh tham chiếu. Sau đó, cổ phiếu này bị nhuộm đỏ cả ngày, chủ yếu được giao dịch trong vùng 48.500-49.000 đồng một đơn vị. Chốt phiên, mã chứng khoán của Thế Giới Di Động giảm 1,8% với thanh khoản cao nhất thị trường đạt gần 670 tỷ đồng. Đây là cổ phiếu góp mức giảm nhiều thứ ba cho VN-Index.

Theo thống kê của VNDirect, các giao dịch khớp lệnh của MWG có gần 60% là từ bên bán chủ động. Riêng khối ngoại hôm nay xả hàng mã này hơn 237 tỷ đồng, cao nhất toàn thị trường. Mức này gấp đôi giá trị bán ròng của mã đứng sau – HPG với gần 113 tỷ đồng. Lượng xả hàng của MWG tương đương 35% tổng giá trị bán ròng của khối ngoại hôm nay.

Nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay bán cổ phiếu MWG trong khi Thế Giới Di Động vừa đón nhận nhiều tin tức tích cực. Quỹ đầu tư quốc gia Singapore (GIC) và các nhà đầu tư Thái Lan đang cạnh tranh để mua tới 20% cổ phần công ty con Bách Hóa Xanh với định giá 1,7 tỷ USD. Thời gian qua, các công ty chứng khoán cùng đưa ra dự báo khả quan cho MWG nhờ tiềm năng của chuỗi Bách Hóa Xanh và kỳ vọng phục hồi trong quý cuối năm đến năm 2024.

Tính chung từ tháng 8 đến nay, mã chứng khoán của Thế Giới Di Động luôn nằm trong top bán ròng mạnh nhất của nhà đầu tư nước ngoài, tình trạng “hở room” ngoại diễn ra thường xuyên. Trong khi trước đây, cổ phiếu này thường thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

MWG cùng một số mã như VND, SSI, HPG, VIX trở thành những cổ phiếu gây ảnh hưởng lớn cho thị trường hôm nay. VN-Index mở cửa trong sắc xanh và kiểm tra mốc 1.155 điểm trong buổi sáng. Đà tăng được duy trì sang đầu giờ chiều, sau đó chỉ số này rung lắc khi các mã bluechip lần lượt xuống giá. Từ 14h trở đi, sắc đỏ dần chiếm ưu thế ở bảng điện nhóm dầu khí, tài nguyên và chứng khoán.

Chốt phiên, chỉ số đại diện sàn HoSE tăng nhẹ 0,8 điểm lên mức 1.151,6 điểm. Sự giằng co thể hiện rõ khi sàn này có 242 cổ phiếu tăng, không quá cách biệt so với 226 cổ phiếu giảm. Tuy nhiên, đây vẫn là phiên tăng điểm thứ năm liên tiếp.

Cùng với sự cải thiện điểm số, thanh khoản đạt hơn 14.400 tỷ đồng, tăng 18% so với phiên trước. Dòng tiền tiếp tục tập trung vào nhóm bất động sản, dịch vụ tài chính và ngân hàng. Nhà đầu tư nước ngoài trở lại bán ròng hơn 660 tỷ đồng.

Tất Đạt

Cổ phiếu dầu khí, chứng khoán dẫn dắt thị trường

Thị trường vọt lên trong phiên ATC với sự dẫn dắt của cổ phiếu dầu khí và chứng khoán, giúp VN-Index đóng cửa vượt 1.150 điểm, tăng phiên thứ 4 liên tiếp.

Thị trường chững lại trong phiên sáng nay, khi VN-Index đã tăng từ vùng 1.110 lên 1.140 điểm. Áp lực chốt lời chiếm ưu thế khiến thị trường giằng co gần tham chiếu, có lúc lùi về dưới 1.140 điểm. Tuy nhiên, lực mua bất ngờ tăng mạnh trong nửa sau của phiên chiều, đặc biệt là ATC khi có thông tin các cơ quan quản lý tiếp tục thúc đẩy việc xử lý các nút thắt nâng hạng thị trường.

Dòng tiền tập trung vào nhóm cổ phiếu chứng khoán giúp nhiều mã chủ chốt tăng vọt, thậm chí lên mức giá trần. Sắc xanh cũng lan tỏa ra nhiều nhóm khác, đặc biệt là phân khúc mid-cap.

Chốt phiên, VN-Index dừng ở mức 1.150,81 điểm, tăng 7,12 điểm (0,62%) so với phiên trước và nối dài mạch tăng với 4 phiên liên tiếp. VN30-Index có thêm hơn 7 điểm (0,6%) lên 1.167,29 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index có thêm hơn 1%, còn UPCOM-Index cũng đóng cửa trên tham chiếu.

Tuy nhiên, thanh khoản toàn thị trường vẫn ở mức thấp, chỉ đạt hơn 14.700 tỷ đồng, với thanh khoản HoSE chỉ hơn 12.000 tỷ đồng, giảm hơn 3.000 tỷ so với phiên hôm qua.

Sắc xanh chiếm ưu thế hơn vào cuối phiên, với sàn HoSE có 265 cổ phiếu tăng giá so với 213 cổ phiếu giảm. Riêng nhóm VN30, 21/30 mã vốn hóa lớn đóng cửa trong sắc xanh.

Dòng tiền của nhà đầu tư hướng vào hai nhóm chính là dầu khí và chứng khoán. Các cổ phiếu dầu khí tiếp tục nối dài đà tăng khi giá dầu tiếp tục tăng. PVD có thêm hơn 6%, PVC tăng 5,2%, PVS có thêm hơn 4%, BSR, OIL, PLX giao dịch tích cực. Dầu khí cũng là nhóm có biên độ tăng tích cực nhất hôm nay với hơn 3%.

Ngoài ra, chứng khoán là cái tên khác được chú ý. Ba mã nhóm này là SSI, VND và VIX đứng trong top 5 về thanh khoản trên HoSE, với biên độ tăng 4-6%. Một số mã khác nhóm này cũng tăng mạnh như FTS chốt phiên ở mức giá trần, SHS, VCI có thêm 5%.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, một số nhóm khác cũng được chú ý như Gelex, hay một số mã xây dựng, vật liệu xây dựng.

Minh Sơn