Olympus Blog

In the Olympus blog you'll find the latest news about the community, tutorials, helpful resources and much more! React to the news with the emotion stickers and have fun!

Nhóm doanh nghiệp bất động sản nắm trên 20% vốn MSB

ROX Group, tiền thân là TNG Holding và một số doanh nghiệp bất động sản nắm giữ lượng lớn cổ phần của Ngân hàng Hàng hải.

Theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi hiệu lực từ 1/7, ngân hàng phải công bố thông tin những cổ đông nắm từ 1% vốn cùng người có liên quan. Theo công bố của Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB), có 1 cá nhân và 10 doanh nghiệp giữ từ 1% vốn nhà băng này.

Danh sách này không thể hiện tỷ lệ sở hữu của ông Trần Anh Tuấn – Chủ tịch MSB và người thân. Tuy nhiên, sự hiện diện của vợ ông Tuấn là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường thể hiện gián tiếp qua ROX Group, khi bà đang là Chủ tịch tập đoàn này.

Nhóm công ty thành viên của ROX Group và đơn vị có liên quan gián tiếp đến tập đoàn này gồm Công ty cổ phần Rox Key Holdings nắm 2,4% vốn MSB; Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Rox Cons Việt Nam sở hữu 1,87% vốn tại MSB;

Ngoài ra, các công ty khác ngoài ROX Group cũng giữ tỷ lệ trên 1% là Công ty cổ phần Đầu tư và cho thuê tài sản TNL, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Rox Cons Việt Nam sở hữu 1,87% vốn tại MSB; Công ty TNHH Khu nghỉ dưỡng Bãi Dài là 4,96% và Công ty TNHH Thành phố công nghệ xanh Hà Nội 4,97%.

Tổng cộng, nhóm của ROX Group và một số doanh nghiệp khác đang giữ hơn 20% vốn MSB.

Bên cạnh đó, danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn của nhà băng tư nhân này còn có quỹ ngoại Buenavista Holdings Limited, với hơn 2%. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) cũng nắm hơn 6% vốn MSB và trong lộ trình thoái vốn khỏi nhà băng này.

Ngoài ra, danh sách này gồm một cá nhân duy nhất đứng tên trên 1% vốn của MSB là ông Niliesh Ratital Banglorewala. Ông từng làm Giám đốc khối quản lý tài chính tại MSB và có thời gian ngắn là thành viên Hội đồng quản trị của PGBank.

Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ 1/7 giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu cho cổ đông là tổ chức (gồm cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%. Danh sách người có liên quan cũng được mở rộng so với trước.

Kể từ 1/7, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt trần theo quy định mới vẫn được duy trì nhưng không được phép tăng thêm, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Quỳnh Trang

Cổ phiếu Xây dựng Hoà Bình và HAGL Agrico bị hủy niêm yết

Cổ phiếu của Xây dựng Hòa Bình và HAGL Agrico bị hủy niêm yết bắt buộc trên sàn HoSE vì kết quả kinh doanh bết bát.

Mới đây, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đã ban hành hai quyết định hủy niêm yết bắt buộc với cổ phiếu HBC của Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) và Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico – HNG).

Nguyên nhân của hai trường hợp đều đến từ kết quả kinh doanh bết bát những năm qua. Với HBC, lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2023 là 3.240 tỷ đồng, vượt quá số vốn điều lệ thực góp của công ty là 2.741 tỷ đồng. Còn HNG đã kinh doanh thua lỗ trong ba năm liên tục với lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2021, 2022 và 2023 về mức âm lần lượt là hơn 1.119 tỷ, 3.576 tỷ và 1.098 tỷ đồng.

Theo quy định, cổ phiếu của công ty hủy bỏ niêm yết nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Trước đó, nhiều mã chứng khoán bị hủy niêm yết trên HoSE cũng chuyển về giao dịch ở thị trường này.

Trên thị trường, cổ phiếu HBC đóng cửa cuối tuần ở 7.250 đồng một đơn vị, giảm 8% so với đầu năm. Trong khi đó, HNG chốt phiên ở 4.660 đồng một cổ phiếu, đi lùi khoảng 7% so với đầu năm.

Thời gian trước, hai mã chứng khoán kể trên từng rơi vào diện bị cảnh báo, kiểm soát hoặc hạn chế giao dịch vì kết quả kinh doanh bết bát.

Xây dựng Hòa Bình lỗ hai năm liền trước khi thị trường bất động sản “đóng băng” khiến nguồn thu giảm sút, nợ khó đòi dâng cao tạo gánh nặng trích lập dự phòng. Song song đó, thượng tầng công ty lại xảy ra cuộc “nội chiến“.

Trong thư gửi cổ đông cuối tháng 4, ông Lê Viết Hải – Chủ tịch Hội đồng quản trị HBC – khẳng định công ty đã vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” nhưng chưa thực hiện thành công kế hoạch tái cấu trúc về tài chính, do đó vẫn trong điều kiện khó khăn.

Cũng trải qua giai đoạn khó khăn kéo dài, HGAL Agrico kinh doanh dưới giá vốn khi các mảng cây ăn trái và cao su liên tục lận đận, trong khi chăn nuôi chưa mang lại thành quả lớn. Ngoài ra, công ty cũng mang trên mình nhiều khoản nợ, tạo ra áp lực tài chính lớn.

Tại phiên họp thường niên hồi tháng 5, ông Trần Bá Dương – Chủ tịch Hội đồng quản trị HNG – từng lường trước kịch bản bị hủy niêm yết nhưng theo ông, điều này không đáng lo ngại. Ông Dương khẳng định dù chuyển sàn, công ty vẫn công bố thông tin minh bạch và nếu thực hiện tốt, giá cổ phiếu vẫn có thể cải thiện.

Tất Đạt

Chứng khoán phục hồi

VN-Index lấy lại sắc xanh và tăng gần 9 điểm khi lực cầu trở lại thị trường chứng khoán, tuy nhiên thanh khoản vẫn ở mức thấp.

Lực cung suy yếu giúp chỉ số đại diện sàn HoSE diễn biến tích cực ngay khi mở cửa. Tiếp đó, lực cầu bắt đáy trở lại ở nhóm ngân hàng và bất động sản khu công nghiệp, hỗ trợ nâng đỡ chỉ số. Tuy nhiên nhìn chung, thanh khoản vẫn ở mức thấp do tâm lý nhà đầu tư thận trọng sau nhiều cơn rung lắc trước đây.

Sang buổi chiều, tiền vào chứng khoán vẫn lình xình như phiên trước nhưng lực cầu chiếm ưu thế, giúp chỉ số giữ sắc xanh liên tục. Càng về cuối phiên, sắc xanh càng lan rộng trên bảng điện, tỏa đi hầu hết nhóm ngành.

VN-Index đóng cửa trên 1.242 điểm, tăng gần 9 điểm so với hôm qua. 284 cổ phiếu tăng giá, trong khi thị trường vẫn ghi nhận 129 mã giảm.

Đóng góp lớn nhất cho chỉ số chung là FPT, MSN, BCM, CTG. Trong đó, cổ phiếu Masan đạt thanh khoản cao nhất thị trường với hơn 526 tỷ đồng, thị giá tăng 4,2% sau khi công ty này báo lãi cao nhất gần hai năm.

Ngoài ra, thị trường cũng ghi nhận thêm một số mã thanh khoản trên trăm tỷ đồng, nổi bật là POW và DBC khi tích lũy lần lượt 5% và 5,6%.

Thanh khoản hôm nay trên sàn HoSE đạt hơn 11.800 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hôm trước. Điểm tích cực là khối ngoại quay lại mua ròng gần 380 tỷ. Đây là phiên thứ 6 liên tiếp, họ luân phiên gom rồi xả hàng.

Tuần này, VN-Index giảm gần 23 điểm với ba phiên điều chỉnh. Chứng khoán đang rơi về vùng giá giữa tháng 5. Thanh khoản trong tuần có xu hướng giảm dần cho thấy nhà đầu tư giữ tâm lý rất thận trọng trước những biến động của thị trường giai đoạn gần đây.

Nhóm phân tích của Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng thị trường đang có những tín hiệu hồi phục tương đối rõ nét, với dòng tiền lan tỏa ổn định giữa các nhóm ngành. Nhà đầu tư cân nhắc tiếp tục giải ngân từng phần với những mã cho tín hiệu hồi phục cùng thị trường.

Tất Đạt

Hai quỹ ngoại nắm trên 1% vốn HDBank

HDBank có hai quỹ ngoại đang nắm giữ trên 1% vốn điều lệ, bên cạnh cổ đông lớn Sovico liên quan tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.

Ngân hàng Phát triển TP HCM (HDBank) vừa công bố danh sách cổ đông nắm từ 1% vốn điều lệ theo yêu cầu của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, gồm hai quỹ ngoại và một doanh nghiệp liên quan đến tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.

Trong đó, quỹ đầu tư từ Phần Lan Pyn Elite Fund (Non-Ucits) đang nắm 2,2% vốn HDBank. Đơn vị này cũng giữ nhiều cổ phiếu ngân hàng khác như SHB, STB, MBB, CTG, TPB.

Đơn vị còn lại là Baillie Gifford Pacific Fund, quỹ ngoại sở hữu 2,19% cổ phần HDBank. Quỹ ngoại này thành lập từ 1989, chuyên đầu tư vào khu vực châu Á (trừ Nhật Bản), danh mục gồm nhiều khoản đầu tư vào các doanh nghiệp lớn như Samsung Electronics, Tencent, Luckin Coffee… Quỹ ngoại này cũng đang sở hữu một số cổ phiếu ngân hàng khác với tỷ lệ thấp hơn như VCB, MBB.

Danh sách cổ đông lần này không cho thấy tỷ lệ nắm giữ trực tiếp của tỷ phú Nguyễn Phương Thảo, mà qua sở hữu của Công ty cổ phần Sovico. Công ty này có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, do ông Phạm Khắc Dũng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc. Ông Dũng giữ hơn 417,7 triệu cổ phiếu HDB. Mức này tương đương tỷ lệ sở hữu gần 14,3% ngân hàng.

Ông Phạm Khắc Dũng cũng đang là Phó tổng giám đốc Tập đoàn đa ngành Sovico – doanh nghiệp được sáng lập bởi tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch HDBank.

Theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ 1/7, các nhà băng phải công bố thông tin cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ và người có liên quan. Danh sách người có liên quan cũng được mở rộng so với trước. Đồng thời, luật mới cũng giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu cho cổ đông là tổ chức (gồm cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%.

Kể từ 1/7, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt trần theo quy định mới vẫn được duy trì nhưng không được phép tăng thêm, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Quỳnh Trang

LPBank chỉ có hai cổ đông nắm trên 1% cổ phần nhà băng

Ngoài ông Nguyễn Đức Thụy và VNPost, 90% vốn điều lệ của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam là do các cổ đông sở hữu dưới 1% đứng tên.

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) vừa công bố danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi.

Theo đó, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) vẫn đang nắm gần 167,2 triệu cổ phiếu LPB, tương đương tỷ lệ sở hữu 6,54%. Người có liên quan VNPost sở hữu hơn 225.000 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ chưa đến 0,09%.

Cổ đông còn lại thể hiện trên báo cáo là ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch LPBank với hơn 70,7 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu hơn 2,765%. Người có liên quan ông Thuỵ nắm gần 3.900 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,0002%.

Như vậy, theo danh sách do nhà băng công bố, hơn 90% cổ phần của LPBank là do các cổ đông “nhỏ” sở hữu dưới 1% vốn đứng tên.

Theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi hiệu lực từ 1/7, ngân hàng phải công bố thông tin những cổ đông nắm từ 1% vốn cùng người có liên quan. Danh sách “những người có liên quan” của cổ đông được mở rộng so với trước, gồm cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng, con rể, anh chị em vợ, anh chị em chồng, anh em chị dâu, ông bà nội ngoại, dì bác cô chú…

Tháng 7, LPBank cũng vừa hoàn tất việc đổi tên từ Bưu điện Liên Việt thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam. Điều này, theo lãnh đạo ngân hàng nhằm hiện thực hóa chiến lược thay đổi, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và mang lại thịnh vượng cho cộng đồng. Đại diện ban lãnh đạo LPBank cho biết, thêm rằng trong quan niệm của người Á Đông hai chữ “lộc, phát” tượng trưng cho phát triển, tài lộc và may mắn.

Từ năm ngoái, ngân hàng này đã đổi nhận diện thương hiệu, từ LienVietPostBank thành LPBank, sau khi Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) có kế hoạch thoái vốn.

Những thay đổi về thương hiệu và nhân sự cũng diễn ra sau khi ông Thụy lên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông Thụy được bầu vào Hội đồng quản trị LPBank từ cuối tháng 4/2021 và làm Phó chủ tịch ngân hàng khoảng một tuần sau đó. Cuối năm 2022, ông được bầu vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Quỳnh Trang

Nhóm doanh nghiệp bất động sản nắm trên 20% vốn MSB

ROX Group, tiền thân là TNG Holding và một số doanh nghiệp bất động sản nắm giữ lượng lớn cổ phần của Ngân hàng Hàng hải.

Theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi hiệu lực từ 1/7, ngân hàng phải công bố thông tin những cổ đông nắm từ 1% vốn cùng người có liên quan. Theo công bố của Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB), có 1 cá nhân và 10 doanh nghiệp giữ từ 1% vốn nhà băng này.

Danh sách này không thể hiện tỷ lệ sở hữu của ông Trần Anh Tuấn – Chủ tịch MSB và người thân. Tuy nhiên, sự hiện diện của vợ ông Tuấn là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường thể hiện gián tiếp qua ROX Group, khi bà đang là Chủ tịch tập đoàn này.

Nhóm công ty thành viên của ROX Group và đơn vị có liên quan gián tiếp đến tập đoàn này gồm Công ty cổ phần Rox Key Holdings nắm 2,4% vốn MSB; Công ty cổ phần Đầu tư và cho thuê tài sản TNL giữ tỷ lệ hơn 1%. Ngoài ra, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Rox Cons Việt Nam sở hữu 1,87% vốn tại MSB; Công ty TNHH Khu nghỉ dưỡng Bãi Dài là 4,96% và Công ty TNHH Thành phố công nghệ xanh Hà Nội 4,97%.

Tổng cộng, nhóm của ROX Group và một số doanh nghiệp bất sản khác đang giữ hơn 20% vốn MSB. Bên cạnh đó, danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn của nhà băng tư nhân này còn có quỹ ngoại Buenavista Holdings Limited, với hơn 2%. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) cũng nắm hơn 6% vốn MSB và trong lộ trình thoái vốn khỏi nhà băng này.

Ngoài ra, danh sách này gồm một cá nhân duy nhất đứng tên trên 1% vốn của MSB là ông Niliesh Ratital Banglorewala. Ông từng làm Giám đốc khối quản lý tài chính tại MSB và có thời gian ngắn là thành viên Hội đồng quản trị của PGBank.

Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ 1/7 giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu cho cổ đông là tổ chức (gồm cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%. Danh sách người có liên quan cũng được mở rộng so với trước.

Kể từ 1/7, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt trần theo quy định mới vẫn được duy trì nhưng không được phép tăng thêm, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Quỳnh Trang

Thanh khoản chứng khoán thấp nhất nửa năm

Tổng giá trị giao dịch sàn HoSE hôm nay đạt khoảng 11.700 tỷ đồng – mức thấp nhất trong 6 tháng qua, khi thị trường giảm điểm liên tiếp.

Sau nhiều phiên chứng khoán điều chỉnh, nhà đầu tư rơi vào tâm lý ngại giao dịch và chủ yếu đứng ngoài quan sát. Điều này khiến thanh khoản thị trường hôm nay giảm hơn 6.100 tỷ về khoảng 11.700 tỷ đồng. Đây là mức thấp nhất kể từ ngày 25/1.

Buổi sáng, dòng tiền chỉ nhích dần dần, có lúc thấp hơn thanh khoản cùng kỳ hôm qua tới khoảng 4.000 tỷ. Bên bán chiếm lĩnh sàn HoSE từ sớm đẩy chỉ số đại diện về dưới tham chiếu, dần thủng mốc 1.230 điểm vào cuối buổi. Đến trước khi nghỉ trưa, tổng giá trị giao dịch mới ghi nhận hơn 4.500 tỷ đồng.

Thanh khoản vẫn tích lũy chậm chạp ở buổi chiều. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy dần xuất hiện giúp chỉ số của sàn HoSE cải thiện hơn. Chốt phiên, VN-Index dừng trên 1.233 điểm, giảm hơn 5 điểm so với hôm qua. Sắc đỏ cũng bao trùm lên rổ VN30 và hai sàn HNX, UPCoM.

Toàn sàn có 294 cổ phiếu giảm giá, nhiều hơn so với 131 cổ phiếu tăng. Các mã CTG, HVN, HPG gây ảnh hưởng tiêu cực nhất cho thị trường. Ở chiều ngược lại, VIC và BCM hỗ trợ chỉ số không giảm quá sâu.

Xét theo ngành, nhóm chứng khoán có hiệu suất kém nhất hôm nay. SSI và VIX lần lượt giảm 3% và 3,1%. Các mã có thanh khoản lớn như VCI, HCM, VND cũng rơi về vùng giá dưới tham chiếu.

Bên cạnh đó, bảng điện nhóm ngân hàng cũng xuất hiện nhiều sắc đỏ. CTG và LPB lần lượt giảm 2% và 2,6%. Cổ phiếu STB, TCB, VIB cùng đi lùi trên 1%.

Thị trường hôm nay còn chịu thêm áp lực từ khối ngoại khi họ quay lại bán ròng hơn 490 tỷ đồng. Từ cuối tuần rồi, nhà đầu tư nước ngoài luân phiên gom và xả hàng, thay vì duy trì đà bán ròng liên tục như giai đoạn trước.

Tất Đạt

Các công ty chứng khoán cho vay margin kỷ lục

Các công ty chứng khoán cho vay kỷ lục trong quý II, gần 220.000 tỷ đồng, song giới chuyên gia nói không đáng ngại do một phần được hấp thụ bởi các thương vụ riêng.

Theo báo cáo tài chính quý II, dư nợ cho vay ký quỹ (margin) của các công ty chứng khoán tăng mạnh. Vay margin là việc nhà đầu tư vay thêm tiền của công ty chứng khoán để tăng sức mua, sau đó sử dụng chính các cổ phiếu này làm tài sản thế chấp.

Tính đến hết quý II, theo thống kê của FiinGroup (công ty chuyên cung cấp các dịch vụ phân tích dữ liệu và xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam), quy mô dư nợ margin của 62 công ty chứng khoán đạt gần 220.000 tỷ đồng. Đây là mức kỷ lục từ trước đến nay và vượt qua đỉnh quý I/2021 (184.400 tỷ). Tỷ lệ dư nợ cho vay margin trên tổng vốn hóa cũng cao kỷ lục, ở mức 9,4%.

Dù vậy, tốc độ tăng về quy mô cho vay không đồng đều, chủ yếu ở nhóm các công ty chứng khoán lớn và một số đơn vị tầm trung. Đơn cử tại Công ty chứng khoán Kỹ Thương, khoản mục cho vay hoạt động ký quỹ đến cuối quý II đạt gần 24.200 tỷ đồng, tăng hơn 51% so với đầu năm. Công ty chứng khoán TP HCM (HSC) ghi nhận quy mô cho vay giao dịch chứng khoán tăng gấp rưỡi, từ 12.100 tỷ vào đầu năm lên hơn 18.500 tỷ đồng. SSI, VNDirect – những công ty trong nhóm đầu về thị phần môi giới – cũng tăng dư nợ vay ký quỹ vài nghìn tỷ trong những tháng gần đây.

Ở nhóm tầm trung, quy mô cho vay của Chứng khoán Tiên Phong (TPS) – công ty chứng khoán trong hệ sinh thái của TPBank – tăng gấp đôi trong nửa đầu năm, đạt gần 2.200 tỷ đồng tới hết tháng 6.

Tuy nhiên, vay margin tăng nhanh diễn ra trong giai đoạn thị trường chứng khoán biến động mạnh, thanh khoản không đột biến, thậm chí giảm. Đầu tháng 4, VN-Index rơi từ vùng 1.280 xuống dưới 1.180 điểm. Chỉ số của sàn HoSE được kéo lại trong tháng 5, nhưng vẫn thất bại khi chinh phục ngưỡng tâm lý 1.300 điểm. Cuối tháng 6, thị trường tiếp tục điều chỉnh về 1.250 điểm với thanh khoản sụt giảm.

“Sự tăng trưởng của dư nợ margin phần lớn liên quan đến các giao dịch cổ đông lớn và lãnh đạo doanh nghiệp, để mua lại các lô cổ phiếu thông qua thỏa thuận”, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm CEO FiinGroup, bình luận.

Ông phân tích, quy mô cho vay ký quỹ đạt kỷ lục vào quý II nhưng diễn ra trong bối cảnh thanh khoản bình quân ngày không tăng so với 3 tháng đầu năm. “Nhà đầu tư cá nhân vẫn mua ròng nhiều, nhưng không thể hấp thụ quy mô cho vay margin tăng trong quý II”, CEO FiinGroup đánh giá.

Trong khi đó, số dư tiền gửi của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán giảm gần 10% so với quý trước. Những thay đổi này cho thấy vấn đề là quy mô dư nợ margin tăng cao không đến từ giao dịch của nhà đầu tư cá nhân.

Dư nợ cho vay margin tiếp tục đạt đỉnh trong quý II/2024. Ảnh: FiinGroup

Dư nợ cho vay margin tiếp tục đạt đỉnh trong quý II/2024. Ảnh: FiinGroup

Tương tự, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty chứng khoán Yuanta cũng cho rằng dư nợ margin tăng trong quý II đến từ những “câu chuyện riêng”.

“Quy mô dư nợ margin tăng trong quý II tập trung nhiều ở những công ty chứng khoán hay làm ‘deal'”, ông Minh nói.

Theo chuyên gia này, riêng quý II, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 41.000 tỷ đồng. Quy mô bán ròng này một phần được đẩy ra thị trường, nhưng phần còn lại được hấp thụ bởi các nhà đầu tư trong nước, những cổ đông lớn của chính các doanh nghiệp. Do đó, một phần quy mô cho vay margin được sử dụng cho việc này.

Ngoài ra, theo ông Minh, chỉ tiêu cho vay ký quỹ gia tăng cũng là điều phù hợp với diễn biến tăng vốn của các công ty chứng khoán trong giai đoạn trước và sự mở rộng của số lượng nhà đầu tư.

Nhờ quy mô margin tăng trong quý II phần nhiều phục vụ các giao dịch “lô lớn”, CEO Fiingroup cho rằng rủi ro của thị trường được giảm bớt. “Nếu thị trường vẫn đi ngang, dao động trong biên độ như hiện nay, rủi ro do margin sẽ không lớn”, ông Thuận nhận xét.

Trong khi đó, ông Thế Minh cho rằng biến động nhanh của chứng khoán vài tháng gần đây đến từ hoạt động cho vay bên ngoài, thay vì các công ty chứng khoán.

Trên thị trường, “vay kho” là cách các nhà đầu tư sử dụng biện pháp ủy thác đầu tư nhằm dùng đòn bẩy quy mô lớn hơn. Hiện các công ty chứng khoán chỉ được phép cho vay tỷ lệ tối đa 50%, tức nhà đầu tư được mua chứng khoán với quy mô gấp đôi số tiền bỏ vào. Tỷ lệ này chỉ áp dụng với danh mục cổ phiếu nhất định, chủ yếu là những mã bluechip hoặc có nền tảng tốt.

Nhưng nếu dùng “vay kho”, tỷ lệ vay có thể lên 1:5 (nhà đầu tư bỏ ra 100 triệu có thể mua cổ phiếu quy mô 500 triệu đồng), thậm chí cao hơn. Danh mục vay cũng đa dạng, thậm chí các mã trên thị trường UPCoM cũng có thể áp dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ vay càng lớn, rủi ro càng cao. Với tỷ lệ 1:5, cổ phiếu chỉ cần giảm hai phiên hết biên độ là có thể bị thanh lý vị thế. Với thị trường UPCoM, biên độ tới 15% mỗi phiên, một phiên giảm sàn có thể “cháy tài khoản”.

“Những phiên giao dịch với đặc thù tăng nhanh, giảm sốc, dao động với biên độ cao có thể do hoạt động xử lý của những ‘kho’ bên ngoài”, ông Minh nhận xét.

Minh Sơn

Các công ty chứng khoán cho vay margin kỷ lục

Các công ty chứng khoán cho vay kỷ lục trong quý II, gần 220.000 tỷ đồng, song giới chuyên gia nói không đáng ngại do một phần được hấp thụ bởi các “deal” riêng.

Theo báo cáo tài chính quý II, dư nợ cho vay ký quỹ (margin) của các công ty chứng khoán tăng mạnh. Vay margin là việc nhà đầu tư vay thêm tiền của công ty chứng khoán để tăng sức mua, sau đó sử dụng chính các cổ phiếu này làm tài sản thế chấp.

Tính đến hết quý II, theo thống kê của FiinGroup, quy mô dư nợ margin của 62 công ty chứng khoán đạt gần 220.000 tỷ đồng – mức kỷ lục từ trước đến nay và vượt qua đỉnh quý I/2021 (184.400 tỷ đồng). Tỷ lệ dư nợ cho vay margin trên tổng vốn hóa cũng cao kỷ lục, ở mức 9,4%.

Dù vậy, tốc độ tăng về quy mô cho vay không đồng đều, chủ yếu ở nhóm các công ty chứng khoán lớn và một số đơn vị tầm trung. Đơn cử tại Công ty chứng khoán Kỹ Thương, khoản mục cho vay hoạt động ký quỹ đến cuối quý II đạt gần 24.200 tỷ đồng, tăng hơn 51% so với đầu năm. Công ty chứng khoán TP HCM (HSC) ghi nhận quy mô cho vay giao dịch chứng khoán tăng gấp rưỡi, từ 12.100 tỷ vào đầu năm lên hơn 18.500 tỷ đồng. SSI, VNDirect – những công ty trong nhóm đầu về thị phần môi giới – cũng tăng dư nợ vay ký quỹ vài nghìn tỷ trong những tháng gần đây.

Ở nhóm tầm trung, quy mô cho vay của Chứng khoán Tiên Phong (TPS) – công ty chứng khoán trong hệ sinh thái của TPBank – tăng gấp đôi trong nửa đầu năm, đạt gần 2.200 tỷ đồng tới hết tháng 6.

Tuy nhiên, vay margin tăng nhanh diễn ra trong giai đoạn thị trường chứng khoán biến động mạnh, thanh khoản không đột biến, thậm chí giảm. Đầu tháng 4, VN-Index rơi từ vùng 1.280 xuống dưới 1.180 điểm. Chỉ số của sàn HoSE được kéo lại trong tháng 5, nhưng vẫn thất bại khi chinh phục ngưỡng tâm lý 1.300 điểm. Cuối tháng 6, thị trường tiếp tục điều chỉnh về 1.250 điểm với thanh khoản sụt giảm.

“Sự tăng trưởng của dư nợ margin phần lớn liên quan đến các giao dịch cổ đông lớn và lãnh đạo doanh nghiệp, để mua lại các lô cổ phiếu thông qua thỏa thuận”, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm CEO FiinGroup – công ty chuyên cung cấp các dịch vụ phân tích dữ liệu và xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam – bình luận.

Ông phân tích, quy mô cho vay ký quỹ đạt kỷ lục vào quý II nhưng diễn ra trong bối cảnh thanh khoản bình quân ngày không tăng so với 3 tháng đầu năm. “Nhà đầu tư cá nhân vẫn mua ròng nhiều, nhưng không thể hấp thụ quy mô cho vay margin tăng trong quý II”, CEO FiinGroup đánh giá.

Trong khi đó, số dư tiền gửi của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán giảm gần 10% so với quý trước. Những thay đổi này cho thấy vấn đề là quy mô dư nợ margin tăng cao không đến từ giao dịch của nhà đầu tư cá nhân.

Dư nợ cho vay margin tiếp tục đạt đỉnh trong quý II/2024. Ảnh: FiinGroup

Dư nợ cho vay margin tiếp tục đạt đỉnh trong quý II/2024. Ảnh: FiinGroup

Tương tự, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty chứng khoán Yuanta cũng cho rằng dư nợ margin tăng trong quý II đến từ những “câu chuyện riêng”.

“Quy mô dư nợ margin tăng trong quý II tập trung nhiều ở những công ty chứng khoán hay làm ‘deal'”, ông Minh nói.

Theo chuyên gia này, riêng quý II, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 41.000 tỷ đồng. Quy mô bán ròng này một phần được đẩy ra thị trường, nhưng phần còn lại được hấp thụ bởi các nhà đầu tư trong nước, những cổ đông lớn của chính các doanh nghiệp. Do đó, một phần quy mô cho vay margin được sử dụng cho việc này.

Ngoài ra, theo ông Minh, chỉ tiêu cho vay ký quỹ gia tăng cũng là điều phù hợp với diễn biến tăng vốn của các công ty chứng khoán trong giai đoạn trước và sự mở rộng của số lượng nhà đầu tư.

Nhờ quy mô margin tăng trong quý II phần nhiều phục vụ các giao dịch “lô lớn”, CEO Fiingroup cho rằng rủi ro của thị trường được giảm bớt. “Nếu thị trường vẫn đi ngang, dao động trong biên độ như hiện nay, rủi ro do margin sẽ không lớn”, ông Thuận nhận xét.

Trong khi đó, ông Thế Minh cho rằng biến động nhanh của chứng khoán vài tháng gần đây đến từ hoạt động cho vay bên ngoài, thay vì các công ty chứng khoán.

Trên thị trường, “vay kho” là cách các nhà đầu tư sử dụng biện pháp ủy thác đầu tư nhằm dùng đòn bẩy quy mô lớn hơn. Hiện các công ty chứng khoán chỉ được phép cho vay tỷ lệ tối đa 50%, tức nhà đầu tư được mua chứng khoán với quy mô gấp đôi số tiền bỏ vào. Tỷ lệ này chỉ áp dụng với danh mục cổ phiếu nhất định, chủ yếu là những mã bluechip hoặc có nền tảng tốt.

Nhưng nếu dùng “vay kho”, tỷ lệ vay có thể lên 1:5 (nhà đầu tư bỏ ra 100 triệu có thể mua cổ phiếu quy mô 500 triệu đồng), thậm chí cao hơn. Danh mục vay cũng đa dạng, thậm chí các mã trên thị trường UPCoM cũng có thể áp dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ vay càng lớn, rủi ro càng cao. Với tỷ lệ 1:5, cổ phiếu chỉ cần giảm hai phiên hết biên độ là có thể bị thanh lý vị thế. Với thị trường UPCoM, biên độ tới 15% mỗi phiên, một phiên giảm sàn có thể “cháy tài khoản”.

“Những phiên giao dịch với đặc thù tăng nhanh, giảm sốc, dao động với biên độ cao có thể do hoạt động xử lý của những ‘kho’ bên ngoài”, ông Minh nhận xét.

Minh Sơn

VPBank có 13 cổ đông cá nhân nắm từ 1% vốn

13 cá nhân hiện nắm giữ từ 1% vốn của VPBank với tổng sở hữu 40,8% cổ phần.

Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/7, các ngân hàng phải công khai thông tin cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ ngân hàng.

Theo công bố của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), tính đến 19/7, VPBank có 13 cá nhân sở hữu trên 1% vốn điều lệ ngân hàng. Tổng cộng, 13 người này nắm giữ hơn 40,8% vốn VPBank.

Với nhóm tổ chức, Sumitomo Mitsui nắm hơn 15% cổ phần nhà băng. Công ty cổ phần Diera Corp nắm hơn 4,39%, người có liên quan doanh nghiệp này nắm 13,65%. Composite Capital Master nắm 2,73%; Vietnam Enterprise nắm 1,28% và người có liên quan nắm 2,19%.

Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi cũng giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu cho cổ đông là tổ chức (gồm cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) từ 15% xuống 10%.

Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch VPBank, tính đến 19/7, nắm hơn 328,5 triệu cổ phiếu VPB, tương đương tỷ lệ sở hữu hơn 4,14%. Người có liên quan tới ông Dũng nắm giữ 2,34 tỷ cổ phiếu, tương đương sở hữu 29,5% vốn điều lệ.

Như vậy, ông Dũng và người có liên quan nắm giữ hơn 33,6% vốn điều lệ VPBank trong khi tỷ lệ sở hữu công bố cuối năm 2023 là 13%. Sự khác biệt này là do kể từ 1/7, theo Luật các tổ chức tín dụng mới, cổ đông và người có liên quan được phép nắm giữ 15% thay vì 20% như trước. Trường hợp nhóm này sở hữu cổ phần vượt trần theo quy định mới (tức tỷ lệ sở hữu trước 1/7) vẫn được duy trì nhưng không được phép tăng thêm, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông có liên quan đến ông Dũng thay đổi lớn một phần do quy định mới mở rộng hơn về “những người có liên quan”. Theo đó, danh sách những người có liên quan được mở rộng so với trước, gồm cả cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng, anh em rể, chị em dâu, ông bà nội ngoại…

Bên cạnh đó, pháp nhân, cá nhân khác có mối quan hệ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng được xác định theo quy định nội bộ của ngân hàng hoặc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước qua thanh tra, giám sát, cũng được xem là “người có liên quan”.

Quỳnh Trang

17 cổ đông trong nước nắm hơn 60% vốn Ngân hàng Phương Đông

OCB có sở hữu cô đặc khi 17 cá nhân, doanh nghiệp trong nước nắm hơn 60% cổ phần ngân hàng tư nhân này.

Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/7, các ngân hàng phải công khai thông tin cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ. Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố danh sách thuộc diện này.

Theo đó, OCB có 20 cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ ngân hàng, trong đó gồm 3 cổ đông ngoại là Aozora Bank (15%), Portal Global Limited (3%) và Pyn Elite Fund (2,4%). 17 cá nhân và doanh nghiệp trong nước còn lại nắm giữ hơn 60% vốn điều lệ.

Với nhóm nhà đầu tư cá nhân, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch OCB cùng người có liên quan, nắm giữ tổng cộng 19,9% vốn điều lệ. Một số cá nhân khác nắm giữ lượng lớn cổ phiếu OCB gồm bà Trịnh Mai Linh, Trịnh Mai Vân, ông Nguyễn Đức Toàn, bà Cao Thị Quế ANh, bà Trịnh Thị Mai Anh, ông Phan Trung.

Về phía tổ chức, ngoài Văn phòng Thành uỷ sở hữu 3,65% vốn, 9 doanh nghiệp đang nắm giữ 31,6% cổ phần Ngân hàng Phương Đông.

Nhóm này gồm Tổng công ty Bến Thành – TNHH MTV (4,96%), Công ty cổ phần đầu tư Bình An House (4,7%), Công ty cổ phần Greenwave Capital (4,4%), Công ty cổ phần Đầu tư HVR (3,85%), Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tây Ninh (3,2%), Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Hve (3,1%), Công ty cổ phần Next Green Capital (2,89%), Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp điện số (3,26%), Công ty TNHH Đầu tư TQA (1,1%).

Theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi hiệu lực từ 1/7, danh sách “những người có liên quan” của cổ đông được mở rộng so với trước, gồm cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng, con rể, anh chị em vợ, anh chị em chồng, anh em chị dâu, ông bà nội ngoại, dì bác cô chú…

Pháp nhân, cá nhân khác có mối quan hệ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng được xác định theo quy định nội bộ của ngân hàng hoặc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước qua thanh tra, giám sát, cũng được xem là “người có liên quan”.

Điểm quan trọng khác trong Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi là việc giảm giới hạn tỷ lệ sở hữu cho cổ đông là tổ chức (gồm cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%.

Kể từ 1/7, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt trần theo quy định mới vẫn được duy trì nhưng không được phép tăng thêm, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Quỳnh Trang

Tiền đổ vào nhóm cổ phiếu bất động sản

VN-Index trở lại sắc xanh cuối phiên 24/7 khi dòng tiền hoạt động tích cực hơn, nhiều mã bất động sản được kéo tăng mạnh.

Chứng khoán mở cửa phiên hôm nay trong sắc đỏ, chịu ảnh hưởng từ nhịp giảm mạnh trong chiều 23/7. VN-Index giằng co gần tham chiếu rồi bị kéo về dưới 1.220 điểm vào giữa phiên sáng. Áp lực bán tăng nhanh, nhưng lực hồi cũng nhanh không kém khi chỉ số của HoSE bật ngược trở lại trước giờ nghỉ trưa. Sang phiên chiều, xu hướng có phần tích cực hơn. Dòng tiền hướng vào những nhóm giảm mạnh gần đây như hóa chất, bất động sản, chứng khoán, giúp chỉ số đảo chiều.

Chốt phiên, VN-Index dừng ở mức 1.238,47 điểm, tăng gần 7 điểm (0,54%) so với phiên trước. VN30-Index có thêm gần 2 điểm, dừng ở 1.280,51 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index đóng cửa trên tham chiếu.

Trong nhóm bluechip, POW, PLX, SSB tăng trên 2%, VJC, TPB có thêm hơn 1%, SHB, ACB, MSN, STB, VPB, MBB vượt tham chiếu. Nhóm mid-cap và penny giao dịch sôi động hơn. Trong đó, cổ phiếu bất động sản, hóa chất, hàng hóa và dịch vụ công nghiệp “hút” dòng tiền.

Ở nhóm bất động sản, DXG có thêm gần 6%, DIG tăng gần 5%, NVL, HQC, SCR đều giao dịch khởi sắc. Ngược lại, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tiếp tục ở trạng thái “trắng bảng bên mua” với thanh khoản nhỏ giọt. Đến cuối phiên, hơn 6 triệu cổ phiếu QCG treo bán giá sàn. Đây là phiên thứ 3 liên tiếp mã này giảm sàn, sau khi bà Nguyễn Thị Như Loan bị bắt cuối tuần trước.

Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 20.300 tỷ đồng. Trong đó, thanh khoản trên sàn HoSE chiếm gần 17.900 tỷ, giảm nhẹ so với phiên trước. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua ròng hơn 250 tỷ đồng. Cuối phiên, sàn HoSE có 259 cổ phiếu tăng giá, so với 177 cổ phiếu giảm giá.

Rổ VN30 hôm nay chỉ có một mã tăng trên 5% là GVR. Cổ phiếu này cũng đóng góp nhiều nhất cho VN-Index với gần 2,1 điểm khi tăng kịch trần lên 32.700 đồng. Ngược lại, HVN là cổ phiếu ghì chỉ số xuống nhiều nhất khi giảm hơn 4%, xuống 21.700 đồng.

Minh Sơn

Latest Posts