Olympus Blog

In the Olympus blog you'll find the latest news about the community, tutorials, helpful resources and much more! React to the news with the emotion stickers and have fun!

VNDirect đang chờ kết nối HoSE, HNX để nhà đầu tư có thể giao dịch

CEO VNDirect cho biết hệ thống đã được khôi phục, nhưng để nhà đầu tư có thể giao dịch, cần kết nối lại với hai Sở giao dịch HoSE và HNX.

Ông Nguyễn Vũ Long, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán VNDirect cho biết, hôm nay hệ thống của công ty này đã khôi phục hoàn toàn, nhưng họ tiếp tục kiểm tra để bảo đảm sự an toàn tốt nhất cho khách hàng khi mở lại hệ thống.

VNDirect cũng rà soát để sẵn sàng kết nối trở lại với các sở giao dịch chứng khoán. Việc này đồng nghĩa, hiện các nhà đầu tư tra cứu được thông tin tài khoản, nhưng các giao dịch chứng khoán, rút – nhận tiền chưa thể thực hiện cho tới khi hệ thống VNDirect được kết nối lại với các sở giao dịch.

Hai Sở giao dịch HoSE và HNX ngắt kết nối giao dịch từ xa và trực tuyến với VNDirect từ hôm 25/3. Theo hai Sở, việc kết nối lại chỉ được thực hiện cho đến khi công ty khắc phục được hoàn toàn sự cố. Tức là, hệ thống của VNDirect phải khôi phục hoàn toàn và thông qua các bước kiểm tra trước khi được hai Sở kết nối trở lại.

Ông Nguyễn Vũ Long, Tổng giám đốc VNDirect.

Ông Nguyễn Vũ Long, Tổng giám đốc VNDirect.

Với khách hàng, CEO VNDirect cho biết công ty sẽ đưa ra chính sách tri ân, bởi sự tin tưởng, đồng hành của họ trong thời gian hệ thống giao dịch của doanh nghiệp này gặp sự cố.

“Đối diện với sự cố ngoài mong muốn, chúng tôi hiểu rằng việc gián đoạn giao dịch đã và đang ảnh hưởng khách hàng”, lãnh đạo VNDirect nói, và thừa nhận “không tránh khỏi sự bất ngờ” trước cuộc tấn công của tin tặc.

Ông nói thêm cuộc tấn công là lần đầu tiên đội ngũ VNDirect gặp phải. Song trên thế giới, các sự việc tương tự không phải hiếm gặp, ngay cả với những tập đoàn lớn có hệ thống công nghệ được bảo vệ chặt chẽ.

Sự cố này cũng được VNDirect đánh giá như một liều thuốc thử, vaccine cho hệ thống phòng thủ. Công ty này bước đầu vượt qua thách thức khi khôi phục hoàn toàn được hệ thống. Họ cũng coi đây là “cơ hội để tổng rà soát, nâng cấp bảo mật và giúp tăng đề kháng cho hệ thống của mình”.

Cuối tuần trước, Chứng khoán VNDirect thông báo hệ thống của họ bị một tổ chức quốc tế tấn công. Các công ty thành viên và liên quan của VNDirect cũng bị ảnh hưởng tương tự.

Tính tới hôm nay, khách hàng của VNDirect đã bốn ngày không thể giao dịch. Hôm qua (27/3), khách hàng tại VNDirect có thể tra thông tin tài khoản, nhưng hệ thống giao dịch, rút tiền và các dịch vụ khác vẫn gián đoạn.

VNDirect là một trong những thành viên lớn nhất thị trường. Năm ngoái, công ty này đứng thứ ba về thị phần môi giới trên sàn HoSE, với 7,01%. Quy mô thị phần chỉ đứng sau SSI và VPS. Tới cuối 2023, công ty quản lý hơn 83.000 tỷ đồng tài sản và các khoản phải trả về tài sản của khách hàng.

Minh Sơn

VNDirect đang chờ kết nối HoSE, HNX để nhà đầu tư có thể giao dịch

CEO VNDirect cho biết hệ thống đã được khôi phục, nhưng để nhà đầu tư có thể giao dịch, cần kết nối lại với hai Sở giao dịch HoSE và HNX.

Ông Nguyễn Vũ Long, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán VNDirect cho biết, hôm nay hệ thống của công ty này đã khôi phục hoàn toàn, nhưng họ tiếp tục kiểm tra để bảo đảm sự an toàn tốt nhất cho khách hàng khi mở lại hệ thống.

VNDirect cũng rà soát để sẵn sàng kết nối trở lại với các sở giao dịch chứng khoán. Việc này đồng nghĩa, hiện các nhà đầu tư tra cứu được thông tin tài khoản, nhưng các giao dịch chứng khoán, rút – nhận tiền chưa thể thực hiện cho tới khi hệ thống VNDirect được kết nối lại với các sở giao dịch.

Hai Sở giao dịch HoSE và HNX ngắt kết nối giao dịch từ xa và trực tuyến với VNDirect từ hôm 25/3. Theo hai Sở, việc kết nối lại chỉ được thực hiện cho đến khi công ty khắc phục được hoàn toàn sự cố. Tức là, hệ thống của VNDirect phải khôi phục hoàn toàn và thông qua các bước kiểm tra trước khi được hai Sở kết nối trở lại.

Ông Nguyễn Vũ Long, Tổng giám đốc VNDirect.

Ông Nguyễn Vũ Long, Tổng giám đốc VNDirect.

Với khách hàng, CEO VNDirect cho biết công ty sẽ đưa ra chính sách tri ân, bởi sự tin tưởng, đồng hành của họ trong thời gian hệ thống giao dịch của doanh nghiệp này gặp sự cố.

“Đối diện với sự cố ngoài mong muốn, chúng tôi hiểu rằng việc gián đoạn giao dịch đã và đang ảnh hưởng khách hàng”, lãnh đạo VNDirect nói, và thừa nhận “không tránh khỏi sự bất ngờ” trước cuộc tấn công của tin tặc.

Ông nói thêm cuộc tấn công là lần đầu tiên đội ngũ VNDirect gặp phải. Song trên thế giới, các sự việc tương tự không phải hiếm gặp, ngay cả với những tập đoàn lớn có hệ thống công nghệ được bảo vệ chặt chẽ.

Sự cố này cũng được VNDirect đánh giá như một liều thuốc thử, vaccine cho hệ thống phòng thủ. Công ty này bước đầu vượt qua thách thức khi khôi phục hoàn toàn được hệ thống. Họ cũng coi đây là “cơ hội để tổng rà soát, nâng cấp bảo mật và giúp tăng đề kháng cho hệ thống của mình”.

Cuối tuần trước, Chứng khoán VNDirect thông báo hệ thống của họ bị một tổ chức quốc tế tấn công. Các công ty thành viên và liên quan của VNDirect cũng bị ảnh hưởng tương tự.

Tính tới hôm nay, khách hàng của VNDirect đã bốn ngày không thể giao dịch. Hôm qua (27/3), khách hàng tại VNDirect có thể tra thông tin tài khoản, nhưng hệ thống giao dịch, rút tiền và các dịch vụ khác vẫn gián đoạn.

VNDirect là một trong những thành viên lớn nhất thị trường. Năm ngoái, công ty này đứng thứ ba về thị phần môi giới trên sàn HoSE, với 7,01%. Quy mô thị phần chỉ đứng sau SSI và VPS. Tới cuối 2023, công ty quản lý hơn 83.000 tỷ đồng tài sản và các khoản phải trả về tài sản của khách hàng.

Minh Sơn

Cổ phiếu ngân hàng đỡ thị trường

TCB tăng trần sau thông tin chia cổ tức và cổ phiếu thưởng, cùng các mã ngân hàng khác kéo VN-Index vượt 1.290 điểm, dù khối ngoại vẫn bán ròng nghìn tỷ đồng.

Chứng khoán mở cửa phiên 28/3 trong sắc xanh, khi lực mua của nhà đầu tư trong nước chiếm ưu thế bất chấp áp lực bán ra của khối ngoại.

VN-Index vượt lên sau phiên ATO nhờ nhóm cổ phiếu ngân hàng, bán lẻ và chứng khoán. Áp lực chốt lời tăng dần, đặc biệt ở nhóm mid-cap (cổ phiếu của doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trung bình 1.000-10.000 tỷ đồng), khiến thị trường chững lại vào cuối phiên sáng. Dù vậy, lực đỡ của các nhóm cổ phiếu trụ trong VN30 giúp VN-Index giữ được sắc xanh. Chỉ số đi ngang tới khi đóng cửa.

Chốt phiên, VN-Index tăng hơn 7 điểm (0,55%), lên 1.290 điểm. VN30-Index tăng mạnh hơn với 14,4 điểm (1,12%), vượt 1.300. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng giữ sắc xanh.

Trong nhóm bluechip, TCB tăng mạnh nhất với hơn 5%. Mã này trước đó tăng kịch trần sau thông tin trả cổ tức và chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 115%. Các mã ngân hàng khác cũng giao dịch tích cực, như STB tăng 3,6%, ACB, SHB, MBB, CTG vượt tham chiếu khi đóng cửa.

Ngược lại, GVR, PLX, VRE giảm hơn 1%, SAB, HPG, VCB chốt phiên trong sắc đỏ.

VN-Index có thêm hơn 7 điểm sau phiên 28/3. Ảnh: SSI

VN-Index có thêm hơn 7 điểm sau phiên 28/3. Ảnh: SSI

So với VN30, áp lực bán ở nhóm mid-cap có phần mạnh hơn. Cổ phiếu bán lẻ, chứng khoán giữ sắc xanh, trong khi nhóm bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng bị chốt lời.

Sàn HoSE có 254 cổ phiếu tăng, so với hơn 200 mã giảm. Riêng nhóm vốn hóa, trạng thái có phần chênh lệch hơn với tỷ lệ 18:7.

Áp lực bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục ở mức cao trong phiên hôm nay, hơn 1.300 tỷ đồng trên HoSE. Tuy nhiên, lực mua mạnh của nhà đầu tư trong nước giúp giảm bớt ảnh hưởng.

Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao, với giá trị giao dịch trên HoSE đạt gần 26.000 tỷ đồng, trong đó nhóm VN30 hơn 11.600 tỷ.

Minh Sơn

Hệ thống VNDirect mở lại nhưng chưa thể giao dịch

Từ chiều 27/3, khách hàng tại VNDirect có thể tra thông tin tài khoản, nhưng hệ thống giao dịch, rút tiền và các dịch vụ khác vẫn gián đoạn.

Chứng khoán VNDirect – công ty bị tin tặc tấn công vào cuối tuần trước – vừa cập nhật lộ trình mở lại hệ thống theo từng giai đoạn.

Trước tiên, hệ thống tra cứu trạng thái và thông tin tài khoản của công ty này được mở lại. Theo đó, từ chiều 27/3, nhà đầu tư có thể vào tra cứu thông tin tài khoản.

Công ty khuyến nghị khách hàng “đổi mật khẩu ngay sau khi đăng nhập hệ thống” và cho biết việc truy cập có thể gặp khó khăn do hệ thống mới khôi phục.

Tuy nhiên, các dịch vụ về giao dịch chứng khoán (cơ sở, phái sinh), nộp và rút tiền – những tính năng được nhà đầu tư quan tâm, chờ đợi nhất, chưa được VNDirect mở lại. Tới hôm nay, nhà đầu tư mở tài khoản tại công ty chứng khoán này đã ba ngày “đứng ngoài” thị trường.

Trong thông báo phát đi chiều nay, VNDirect cho biết họ sẽ mở các dịch vụ này sau khi được kết nối trở lại với Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Công ty chưa cho biết mốc thời gian cụ thể hoàn thành.

“Chúng tôi sẽ thông báo tới khách hàng trong những thông báo tiếp theo”, thông báo của VNDirect nêu, đồng thời mong sự thông cảm từ các nhà đầu tư.

Khách hàng có thể tra cứu thông tin tài khoản qua nền tảng web của VNDirect, nhưng giao dịch trực tuyến vẫn báo lỗi, ngày 27/3. Ảnh: Anh Tú

Khách hàng có thể tra cứu thông tin tài khoản qua nền tảng web của VNDirect, nhưng giao dịch trực tuyến vẫn báo lỗi, ngày 27/3. Ảnh: Anh Tú

Trước đó, hai Sở giao dịch HoSE và HNX ngắt kết nối giao dịch từ xa và trực tuyến với VNDirect từ hôm 25/3. Theo hai Sở, việc kết nối lại chỉ được thực hiện cho đến khi công ty khắc phục được hoàn toàn sự cố. Tức là, hệ thống của VNDirect phải khôi phục hoàn toàn và thông qua các bước kiểm tra trước khi được hai Sở kết nối trở lại.

Cuối tuần trước, Chứng khoán VNDirect thông báo hệ thống của họ bị một tổ chức quốc tế tấn công. Họ khẳng định toàn bộ thông tin và tài sản của khách hàng được đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng bởi sự cố.

VNDirect là một trong những thành viên lớn nhất thị trường. Năm ngoái, công ty này đứng thứ ba về thị phần môi giới trên sàn HoSE, với 7,01%. Quy mô thị phần chỉ đứng sau SSI và VPS. Tới cuối 2023, công ty quản lý hơn 83.000 tỷ đồng tài sản và các khoản phải trả về tài sản của khách hàng.

Minh Sơn

Khối ngoại bán ròng MSN hơn 1.000 tỷ đồng

Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên 27/3, với quy mô gần 2.000 tỷ đồng, nâng chuỗi bán ròng lên 12 phiên liên tiếp.

Chứng khoán tiếp tục rung lắc mạnh trong phiên hôm nay, với sự giằng co trong nhóm vốn hóa lớn. VN-Index mở cửa trên tham chiếu nhưng chỉ giữ sắc xanh nửa đầu phiên sáng. Áp lực bán ra ép thị trường lùi về sắc đỏ trước giờ nghỉ trưa. Tuy nhiên, cũng như những phiên gần đây, biên độ biến động của thị trường chỉ quanh ngưỡng vài điểm.

Sang phiên chiều, thị trường giao dịch chậm lại, dần phục hồi khi một số mã bán lẻ nới rộng sắc xanh. Nhờ lực kéo của một số mã bất động sản và bán lẻ, VN-Index chốt phiên ngay trên tham chiếu, tăng gần 1 điểm, trụ lại trên ngưỡng 1.280 điểm. VN30-Index tăng hơn 2 điểm (0,2%) lên 1.288 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index chốt phiên gần như đi ngang.

Thanh khoản thị trường ở mức trung bình, cùng với sự thận trọng của nhà đầu tư. Giá trị giao dịch trên HoSE đạt hơn 24.000 tỷ đồng, với nhóm VN30 giao dịch hơn 6.000 tỷ.

Khối ngoại phiên hôm nay tiếp tục bán ròng với quy mô lớn, đạt gần 2.000 tỷ đồng, đánh dấu phiên bán ròng thứ 12 liên tiếp. Trong đó, MSN hôm nay đứng đầu về quy mô khối ngoại bán ra với lượng bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng. VIX, GEX, VHM bị bán ròng hơn 100 tỷ đồng.

Hôm nay, hệ thống giao dịch của VNDirect vẫn chưa hoạt động trở lại sau sự cố. Công ty này mới mở lại chức năng tra cứu trạng thái và thông tin tài khoản của khách hàng.VNDirect khuyến cáo khách hàng đổi mật khẩu ngay sau khi đăng nhập.

VN-Index giữ nhịp giằng co trong phiên 27/3. Ảnh: SSI

VN-Index giữ nhịp giằng co trong phiên 27/3. Ảnh: SSI

Trong nhóm VN30, MWG có mức tăng tốt nhất với 4,2%, theo sau là MSN tăng gần 1,9%, SSI, VJC, SAB có thêm hơn 1% thị giá. Ngược lại, VRE, GVR giảm hơn 1%, TCB, BID, VIB, VHM, VCB đóng cửa dưới tham chiếu.

Trong nhóm vốn hóa trung bình, một số mã bất động sản vẫn là tâm điểm chú ý. QCG chốt phiên ở mức giá trần, PDR, NVL, HQC, NBB, DXS đóng cửa trong sắc xanh.

Minh Sơn

Lý do khối ngoại bán ròng gần 10.000 tỷ đồng

Tỷ giá biến động khiến nhà đầu tư nước ngoài cơ cấu lại dòng tiền, tạo áp lực bán ròng gần 9.900 tỷ đồng từ đầu năm đến nay.

Ba tháng đầu năm, khối ngoại chỉ mua ròng trong tháng 1, gần 178 tỷ đồng – mức thấp nhất 7 năm qua. Xu hướng bán trở lại trong tháng 2 và 3. Nhà đầu tư nước ngoài có 11 phiên liên tiếp bán ròng cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE), khoảng 6.740 tỷ đồng.

Lũy kế từ đầu năm tới nay, giá trị bán ròng của khối ngoại đạt 9.886 tỷ đồng. Mức này tương đương một nửa lượng bán cổ phiếu năm 2023.

Riêng từ đầu tháng 3 đến nay, giao dịch ròng âm gần 7.300 tỷ đồng. Đây là mức rút vốn cao nhất của nhà đầu tư ngoại trong hai năm qua, trừ đợt họ xả hàng hồi tháng 12/2023.

Tính riêng khớp lệnh, khối ngoại tập trung xả hàng ở các mã VNM, VHM, HPG, PVD, BID, MSN, DIG, SSI… Họ cũng rút vốn mạnh khỏi quỹ ETF DCVFMVN Diamond (FUEVFVND) của Dragon Capital.

Khối ngoại xả hàng mạnh, theo ông Trần Hoàng Sơn – Giám đốc chiến lược thị trường Chứng khoán VPBankS, do họ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động tái cấu trúc dòng vốn trên toàn cầu. Trong đó, diễn biến rút tiền ra khỏi thị trường Trung Quốc làm luân chuyển dòng tiền trong khu vực, toàn cầu thêm rõ nét. Dòng vốn có xu hướng giảm ở các thị trường tăng trưởng yếu, đồng tiền mất giá, và phân bổ vào những nơi hiệu quả hơn.

Ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan và Việt Nam là hai thị trường chịu ảnh hưởng của đợt tái cấu trúc dòng vốn này. Thị trường chứng khoán Thái Lan năm 2023 bị rút hơn 5,8 tỷ USD, chỉ số chứng khoán giảm gần 13% tính đến hiện tại. Còn tại Việt Nam, đà bán ròng xuất hiện rõ nét từ tháng 8/2023 và kéo dài đến nay.

“Năm nay áp lực bán ròng gia tăng khi diễn biến tỷ giá tại nhiều thị trường vẫn biến động và mất giá so với USD. Điều này dẫn tới áp lực rút vốn tăng trở lại”, chuyên gia VPBankS nói với VnExpress.

Lực bán của nhà đầu tư ngoại tại Việt Nam một phần cũng đến từ diễn biến rút vốn trên kênh ETF. Trong đó, vốn từ Thái Lan tác động đến xu hướng này do ảnh hưởng của chính sách thuế với khoản đầu tư nước ngoài có hiệu lực từ tháng 1. Ngoài ra, một phần khối ngoại rút vốn khỏi nước này nên nhà đầu tư Thái cần tái cân bằng nguồn lực.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Thành Trung – Trưởng phòng Tư vấn đầu tư Chứng khoán Thành Công (TCSC), cho rằng việc bán ròng có thể liên quan đến hành vi tái cân bằng danh mục của các quỹ đầu tư ngoại. Sau thời gian thị trường tăng điểm, họ chọn chốt lời ở các mã đã đạt kỳ vọng lợi nhuận. “Khảo sát của TCSC cho thấy những quỹ này bán ra nhưng không rút tiền về mà chờ cơ hội để tham gia thị trường thời gian tới”, ông nói.

Khác với cuối 2023, đợt bán ròng của khối ngoại gần đây không ảnh hưởng nghiêm trọng đến diễn biến chỉ số VN-Index. Ông Trung cho rằng điều này nhờ thanh khoản tăng mạnh. Giai đoạn trước, giao dịch khối ngoại chiếm 15-20% khi thanh khoản toàn thị trường dưới 20.000 tỷ đồng. Gần đây, giá trị giao dịch sàn HoSE neo quanh 25.000-30.000 tỷ, đẩy tỷ trọng của nhà đầu tư nước ngoài về 5-7% mỗi phiên.

Bên cạnh đó, lượng hàng xả của khối ngoại được nhà đầu tư trong nước hấp thụ tốt. Tuần trước (18-22/3), nhà đầu tư nước ngoài xả hàng hơn 1.900 tỷ đồng ở kênh khớp lệnh. Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân mua gần 1.430 tỷ đồng. Từ cuối tháng 1 đến nay, lệnh bán ròng của khối ngoại và mua của nhà đầu tư cá nhân gần như luôn đối xứng.

“Dòng tiền trong nước của chúng ta đang rất mạnh”, Trưởng phòng Tư vấn đầu tư TCSC nhận xét.

Chuyên gia này cho rằng, nhà đầu tư giữ tâm lý lạc quan trước những dữ kiện về phục hồi bán lẻ, sản xuất và xuất khẩu tăng trưởng tốt. Ngoài ra, họ cũng có ít sự lựa chọn khi lãi suất tiết kiệm ở vùng đáy, bất động sản vẫn đóng băng, còn trái phiếu, vàng neo giá cao.

Dự báo trong ngắn hạn, ông Trần Hoàng Sơn cho rằng tác động từ diễn biến của nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa quá ảnh hưởng tới xu hướng thị trường. Bởi, lực cầu tích cực từ nhà đầu tư cá nhân trong nước duy trì tốt với nền thanh khoản cao. Trong đó, câu chuyện nâng hạng vẫn là thông tin quan trọng kích hoạt tâm lý lạc quan, nhất là khi các nút thắt như hệ thống công nghệ KRX hay các tiêu chuẩn nâng hạng (bỏ giao dịch ký quỹ 100% với người nước ngoài) được tháo gỡ.

Nhưng ông Sơn lưu ý, nhà đầu tư nên thận trọng quan sát khi nước ngoài bán ròng, tỷ giá biến động ngay trước vùng cản kỹ thuật 1.280-1.300 điểm.

Tất Đạt

Chứng khoán phục hồi

Rung lắc nhẹ ở đầu phiên nhưng đồ thị VN-Index giữ sắc xanh cả ngày, và chốt tăng hơn 14 điểm nhờ trợ lực lớn từ nhóm cổ phiếu trụ.

Chỉ số đại diện sàn HoSE dao động trong những phút đầu giao dịch, khi dư âm từ áp lực bán ở phiên hôm qua vẫn còn. Sắc xanh sau đó xuất hiện trở lại trên đồ thị, song quanh mức tham chiếu.

Sang buổi chiều, VN-Index tích lũy điểm số lần lượt theo lực cầu. Chốt phiên, chỉ số này tăng hơn 14,3 điểm, lên 1.282,2 điểm.

Đồ thị của VN-Index và VN30-Index có diễn biến tương đồng. Ảnh: BSC

Đồ thị của VN-Index và VN30-Index có diễn biến tương đồng. Ảnh: BSC

Số lượng cổ phiếu tăng gấp 2,5 lần so với mã giảm giá, lần lượt là 342 và 139 mã. Thị trường được hỗ trợ lớn bởi cổ phiếu trụ khi rổ VN30 có 26 mã đạt sắc xanh. Đồ thị của VN-Index cũng có hình thái tương tự VN30-Index.

VND là cổ phiếu được giao dịch sôi động nhất hôm nay với thanh khoản gần 1.900 tỷ đồng, chiếm 8,6% toàn thị trường TP HCM. Mã này chủ yếu khớp lệnh trong sắc đỏ và kết phiên giảm 2,1%.

Mã chứng khoán của VNDirect đang bị ảnh hưởng sau sự cố hacker tấn công vào hôm qua. Trang web của đơn vị này hiện vẫn báo đang khắc phục, chưa thể kết nối trở lại.

Trong khi đó, phần lớn cổ phiếu ngành chứng khoán có diễn biến tích cực. VIX tăng 3,7%, với thanh khoản hơn 730 tỷ đồng. Các mã SSI, SHS, VCI, MBS, FTS đều tích lũy thêm 1-2,3%.

Bảng điện ngành ngân hàng và bất động sản cũng có nhiều sắc xanh. Các mã tăng giá tốt của hai lĩnh vực này, gồm VPB, TCB, HDB, KBC, TCH, KDH, HPX.

Tuy nhiên, thị trường lặp lại tình trạng thanh khoản ngược chiều điểm số. Tổng giá trị giao dịch sàn HoSE giảm gần 7.400 tỷ, về khoảng 21.900 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng gần175 tỷ đồng. Đây là phiên thứ 11 liên tiếp họ xả hàng.

Tất Đạt

Các công ty chứng khoán phải báo cáo về bảo mật hệ thống

Sau khi hệ thống VNDirect bị tấn công và vẫn chưa thể khắc phục, Ủy ban chứng khoán yêu cầu các công ty chứng khoán khác cùng rà soát vấn đề bảo mật hệ thống.

Văn bản được Ủy ban chứng khoán gửi tới từng thành viên thị trường, yêu cầu rà soát, kiểm tra ngay các phương thức bảo mật hệ thống, đặc biệt là hệ thống giao dịch chứng khoán, kết nối mạng để kịp thời khắc phục các lỗ hổng bảo mật nếu có.

“Trong trường hợp công ty phát hiện các dấu hiệu mất an toàn bảo mật phải chủ động, tập trung nguồn lực để xử lý, khắc phục”, Ủy ban chứng khoán cho biết và đề nghị các công ty khẩn trương rà soát, báo cáo kết quả kiểm tra, phương án khắc phục (nếu có) trước ngày 1/4.

Trước đó, ngày 24/3, VNDirect cho biết toàn bộ hệ thống bị tấn công bởi một tổ chức quốc tế, dẫn đến toàn bộ nền tảng giao dịch bị tạm thời dừng hoạt động. Đến sáng nay (26/3), sau hai ngày gặp sự cố, website của công ty này vẫn chỉ hiện thông báo về sự cố. Các nền tảng giao dịch chưa thể truy cập.

Trong thông cáo phát đi sáng 25/3, VNDirect cho biết đang làm việc với các đối tác là các tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, cũng như đã phối hợp xử lý cùng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) và Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) để đảm bảo ngăn chặn sự cố tương tự.

“Toàn bộ thông tin và tài sản của khách hàng đều được đảm bảo trạng thái an toàn, không ảnh hưởng bởi sự cố tấn công”, VNDirect cho biết và nói thêm, sự cố chỉ gây ảnh hưởng đến việc giao dịch, họ đang nỗ lực tối đa để khôi phục toàn bộ hệ thống.

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đều thông báo ngắt kết nối giao dịch từ xa và trực tuyến trên các thị trường của VNDirect tới hai sở từ 25/3. Việc này được thực hiện cho đến khi công ty khắc phục được hoàn toàn sự cố. Các thành viên khác vẫn kết nối và giao dịch bình thường.

Sau khi VNDirect thông báo hệ thống bị tấn công, các công ty thành viên và liên quan cũng ghi nhận tình trạng tương tự. Tổng công ty Bảo hiểm Bưu Điện (PTI) cho biết hệ thống bị tấn công từ sáng 24/3, trong khi website của Tập đoàn Đầu tư IPA và IPAAM không thể truy cập.

Chứng khoán VNDirect được thành lập năm 2006, là một trong những thành viên lớn nhất thị trường. Năm 2023, công ty này đứng thứ ba về thị phần môi giới trên sàn HoSE, với 7,01%. Quy mô thị phần chỉ đứng sau SSI và VPS.

Tới cuối 2023, tổng tài sản của công ty đạt hơn 41.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 12.100 tỷ. VNDirect quản lý hơn 83.000 tỷ đồng tài sản và các khoản phải trả về tài sản của khách hàng.

Minh Sơn

Nhà đầu tư lo mất cơ hội vì công ty chứng khoán gặp sự cố

Thị trường lao dốc cuối phiên, cổ phiếu mà Thuỳ Linh nắm giữ cũng giảm mạnh nhưng cô không cách nào đăng nhập được tài khoản mở tại VNDirect để thoát hàng.

Thùy Linh tự nhận mình là người “nghiện” giao dịch, bởi thời gian quay vòng vốn của cô chỉ tính bằng ngày. Những phiên gần đây là thời điểm ưa thích của Linh, bởi thị trường biến động. Vừa lướt sóng T+ trên thị trường cơ sở, vừa “đánh” phái sinh, Linh – một nhân viên văn phòng không quá bận rộn – dành phần lớn thời gian để nhìn bảng điện. Nhưng hôm nay thói quen này thay đổi.

8h30, Linh nhận thông báo hệ thống của VNDirect – nơi cô mở tài khoản chứng khoán – gặp sự cố. Môi giới trấn an rằng đội ngũ kỹ thuật đã khắc phục và đang cố gắng kết nối lại. “Mong chị thông cảm, hy vọng trước giờ mở cửa hệ thống sẽ trở lại bình thường”, môi giới của Linh nhắn. Nhưng “hy vọng” mà Linh chờ không diễn ra.

Cứ 15 phút, cô lại cố đăng nhập vào nền tảng giao dịch trực tuyến nhưng chỉ dừng ở bước “xác thực thông tin”. Cô vào các nhóm chứng khoán để chờ tin tức và những gì nhận được chỉ là lời xin lỗi và “mong thông cảm”. Nhìn thị trường vẫn giữ sắc xanh, Linh hy vọng không xảy ra biến động nào quá lớn trong ngày cô “đứng ngoài”, khi danh mục hơn 80% là cổ phiếu.

14h chiều, thị trường lao dốc. MSN, cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục của Linh, liên tục giảm. Linh gọi điện cho môi giới hỏi xem có cách nào khác để giao dịch, nhưng đều không hiệu quả. Chốt phiên, MSN mất 3,8%. Linh không biết tài khoản mình đã mất bao nhiêu vì không thể đăng nhập vào hệ thống, chỉ nhẩm tính con số hàng chục triệu đồng.

Khác với Linh, Duy Anh sốt ruột vì không thể đăng nhập để bắt đáy, khi VN-Index giảm gần 20 điểm giữa phiên chiều nay. “Thị trường đang trong giai đoạn ‘nóng’, cổ phiếu biến động, đứng ngoài thế này khiến tôi bị mất cơ hội đầu tư”, nhà đầu tư 28 tuổi cho hay.

Đầu giờ sáng, cũng như những nhà đầu tư mở tài khoản khác, Duy Anh nhận thông báo hệ thống VNDirect gặp sự cố. Môi giới của anh trấn an “mọi chuyện trong tầm kiểm soát” và hệ thống sẽ sớm trở lại giao dịch. Đến đầu giờ chiều, môi giới của anh cho biết hệ thống vẫn đang trong quá trình khắc phục và khuyến nghị không nạp thêm tiền vào tài khoản để tránh trục trặc xảy ra.

Giao dịch trên sàn một công ty chứng khoán tại Quận 1, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Giao dịch trên sàn một công ty chứng khoán tại Quận 1, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo một số nhà đầu tư và chuyên gia, việc hệ thống giao dịch tại một công ty chứng khoán bị sự cố sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới “túi tiền” của những người có tài khoản chứng khoán.

“Bỏ lỡ cơ hội bán trước khi thị trường giảm hay không kịp bắt đáy khi giảm sâu đều là những ‘chi phí’ mà nhà đầu tư phải chịu khi đứng ngoài thị trường trong phiên chiều nay”, Duy Anh nói.

Tuy nhiên, việc lượng hóa thành thiệt hại sẽ khó xác định bởi thị trường luôn biến động. Những nhà đầu tư không kịp bán trước khi thị trường đỏ lửa hôm nay, thậm chí có thể xem là may mắn nếu thị trường trở lại trong phiên mai. Ngược lại, nếu phiên ngày mai giảm, những người chưa kịp bắt đáy hôm nay có thể mua được giá thấp hơn.

“Xác định thiệt hại của nhà đầu tư sẽ rất khó do thị trường chứng khoán luôn biến động, nhưng công ty chứng khoán sẽ mất một thứ lớn hơn là hình ảnh và uy tín”, trưởng phòng tư vấn một công ty chứng khoán tại Hà Nội nhận xét.

Trên các hội nhóm, một số nhà đầu tư mất bình tĩnh cho biết sẽ cân nhắc việc rút tiền, chuyển sang công ty chứng khoán khác khi hệ thống VNDirect vận hành trở lại, để tránh rủi ro tương tự xảy ra. Nếu diễn ra, thị phần môi giới – điểm mạnh của VNDirect – sẽ bị ảnh hưởng.

Cuộc đua thị phần giữa các công ty chứng khoán đang ngày một căng thẳng khi các nhân tố mới liên tục đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để hút khách. Ngay cả những công ty từng khẳng định sẽ không chạy đua về phí cũng phải “xuống nước”. VNDirect là công ty đứng thứ ba về thị phần môi giới sàn HoSE trong năm 2023, với quy mô hơn 83.000 tỷ đồng tài sản quản lý cho nhà đầu tư. “Chắc chắn thiệt hại sẽ không chỉ dừng ở những con số”, một chuyên gia nói.

Giới phân tích cũng khuyến nghị nhà đầu tư có thể phân bổ tài sản sang nhiều công ty chứng khoán khác nhau, để tránh rủi ro cục bộ tại một đơn vị có thể ảnh hưởng tới việc đầu tư.

Theo Điều 20 Thông tư 121 quy định hoạt động của công ty chứng khoán, các thành viên thị trường có nghĩa vụ đảm bảo giao dịch trực tuyến liên tục, thông suốt, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật dữ liệu của hệ thống và có hệ thống dự phòng, phương án thay thế trong trường hợp xảy ra sự cố.

Trước đó, vào đầu giờ sáng nay, Chứng khoán VNDirect gửi thông báo tới nhà đầu tư cho biết hệ thống của công ty này bị tấn công từ 10h ngày 24/3. Công ty cho biết hệ thống của họ bị một tổ chức quốc tế tấn công, nhưng khẳng định toàn bộ thông tin, tài sản của khách hàng được đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng bởi sự cố.

20h ngày 25/3, website của VNDirect vẫn chỉ thông báo về sự cố và cho biết “hiện đang trong quá trình khắc phục”. Các nền tảng giao dịch trực tuyến của công ty này chưa thể đăng nhập.

Minh Sơn

Các công ty liên quan đến VNDirect đồng loạt bị tấn công

Tổng công ty Bảo hiểm Bưu Điện thông báo hệ thống bị tấn công, trong khi website của Tập đoàn Đầu tư IPA và IPAAM không thể truy cập.

Sau khi Công ty Chứng khoán VNDirect thông báo hệ thống bị tấn công, các công ty thành viên và liên quan cũng ghi nhận tình trạng tương tự.

“Hệ thống PTI bị tấn công từ 10h ngày 24/3/2024. Đến sáng nay đội ngũ công nghệ đã khắc phục toàn bộ và đang trong quá trình kết nối trở lại”, website Tổng công ty Bảo hiểm Bưu Điện (PTI) đăng thông báo với nội dung tương tự của VNDirect.

Theo báo cáo tài chính năm 2023, PTI là công ty liên kết, do Chứng khoán VNDirect sở hữu 20% vốn.

Ngoài PTI, hai công ty có liên quan khác là Tập đoàn Đầu tư I.P.A (IPA) và Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán I.P.A (IPAAM) cũng ghi nhận website không thể truy cập. Trong đó, IPAAM thông báo “đang bảo trì và nâng cấp”.

IPA là cổ đông lớn của VNDirect. Ông Vũ Hiền, chồng bà Phạm Minh Hương – Chủ tịch Hội đồng quản trị VNDirect – là người đứng đầu của IPA và IPAAM.

Một số đơn vị liên quan khác không thuộc mảng tài chính, như Công ty cổ phần Thực phẩm Homefood, cũng gặp tình trạng tương tự.

Do sự cố, nhà đầu tư mở tài khoản tại VNDirect không thể thao tác giao dịch, kiểm tra thông tin. Theo một số nhà đầu tư, nhân viên môi giới công ty chứng khoán này không cam kết về thời gian hệ thống có thể nối lại. Họ khuyến nghị nhà đầu tư không nạp tiền vào tài khoản chứng khoán và “mong được thông cảm, chờ thông báo tiếp theo”.

Hôm nay, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đều thông báo ngắt kết nối giao dịch từ xa và trực tuyến trên các thị trường của VNDirect tới hai sở. Việc này được thực hiện cho đến khi công ty khắc phục được hoàn toàn sự cố. Các thành viên khác vẫn kết nối và giao dịch bình thường.

Thông báo đăng trên website của Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện (PTI) ngày 25/3, với nội dung tương tự VNDirect. Ảnh chụp màn hình

Thông báo đăng trên website của Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện (PTI) ngày 25/3, với nội dung tương tự VNDirect. Ảnh chụp màn hình

Trước đó, Chứng khoán VNDirect thông báo hệ thống của họ bị một tổ chức quốc tế tấn công. Họ khẳng định toàn bộ thông tin và tài sản của khách hàng được đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng bởi sự cố.

Tuy nhiên, đến hết phiên giao dịch sáng nay, nhà đầu tư vẫn không thể đăng nhập vào hệ thống giao dịch trực tuyến của VNDirect. Website của công ty cũng chỉ hiện thông báo về sự cố. Do dữ liệu quá lớn, họ mất nhiều thời gian hơn dự kiến để kết nối lại hệ thống.

Chứng khoán VNDirect được thành lập năm 2006, là một trong những thành viên lớn nhất thị trường. Năm 2023, công ty này đứng thứ ba về thị phần môi giới trên sàn HoSE, với 7,01%. Quy mô thị phần chỉ đứng sau SSI và VPS.

Tới cuối 2023, tổng tài sản của công ty đạt hơn 41.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 12.100 tỷ. VNDirect quản lý hơn 83.000 tỷ đồng tài sản và các khoản phải trả về tài sản của khách hàng.

Minh Sơn

Các công ty liên quan đến VNDirect đồng loạt bị tấn công

Tổng công ty Bảo hiểm Bưu Điện thông báo hệ thống bị tấn công, trong khi website của Tập đoàn Đầu tư IPA và IPAAM không thể truy cập.

Sau khi Công ty Chứng khoán VNDirect thông báo hệ thống bị tấn công, các công ty thành viên và liên quan cũng ghi nhận tình trạng tương tự.

“Hệ thống PTI bị tấn công từ 10h ngày 24/3/2024. Đến sáng nay đội ngũ công nghệ đã khắc phục toàn bộ và đang trong quá trình kết nối trở lại”, website Tổng công ty Bảo hiểm Bưu Điện (PTI) đăng thông báo với nội dung tương tự của VNDirect.

Theo báo cáo tài chính năm 2023, PTI là công ty liên kết, do Chứng khoán VNDirect sở hữu 20% vốn.

Ngoài PTI, hai công ty có liên quan khác là Tập đoàn Đầu tư I.P.A (IPA) và Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán I.P.A (IPAAM) cũng ghi nhận website không thể truy cập. Trong đó, IPAAM thông báo “đang bảo trì và nâng cấp”.

IPA là cổ đông lớn của VNDirect. Ông Vũ Hiền, chồng bà Phạm Minh Hương – Chủ tịch Hội đồng quản trị VNDirect – là người đứng đầu của IPA và IPAAM.

Một số đơn vị liên quan khác không thuộc mảng tài chính, như Công ty cổ phần Thực phẩm Homefood, cũng gặp tình trạng tương tự.

Do sự cố, nhà đầu tư mở tài khoản tại VNDirect không thể thao tác giao dịch, kiểm tra thông tin. Theo một số nhà đầu tư, nhân viên môi giới công ty chứng khoán này không cam kết về thời gian hệ thống có thể nối lại. Họ khuyến nghị nhà đầu tư không nạp tiền vào tài khoản chứng khoán và “mong được thông cảm, chờ thông báo tiếp theo”.

Cuối giờ sáng, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo tạm ngắt kết nối giao dịch từ xa và trực tuyến trên các thị trường của VNDirect tới HNX. Việc này được thực hiện cho đến khi công ty khắc phục được hoàn toàn sự cố. Các thành viên khác vẫn kết nối và giao dịch bình thường.

Thông báo đăng trên website của Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện (PTI) ngày 25/3, với nội dung tương tự VNDirect. Ảnh chụp màn hình

Thông báo đăng trên website của Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện (PTI) ngày 25/3, với nội dung tương tự VNDirect. Ảnh chụp màn hình

Trước đó, Chứng khoán VNDirect thông báo hệ thống của họ bị một tổ chức quốc tế tấn công. Họ khẳng định toàn bộ thông tin và tài sản của khách hàng được đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng bởi sự cố.

Tuy nhiên, đến hết phiên giao dịch sáng nay, nhà đầu tư vẫn không thể đăng nhập vào hệ thống giao dịch trực tuyến của VNDirect. Website của công ty cũng chỉ hiện thông báo về sự cố. Do dữ liệu quá lớn, họ mất nhiều thời gian hơn dự kiến để kết nối lại hệ thống.

Chứng khoán VNDirect được thành lập năm 2006, là một trong những thành viên lớn nhất thị trường. Năm 2023, công ty này đứng thứ ba về thị phần môi giới trên sàn HoSE, với 7,01%. Quy mô thị phần chỉ đứng sau SSI và VPS.

Tới cuối 2023, tổng tài sản của công ty đạt hơn 41.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 12.100 tỷ. VNDirect quản lý hơn 83.000 tỷ đồng tài sản và các khoản phải trả về tài sản của khách hàng.

Minh Sơn

Chứng khoán lao dốc

VN-Index giữ sắc xanh trong phiên sáng 25/3, nhưng giảm sâu từ đầu giờ chiều và chốt phiên mất gần 14 điểm, xuống 1.267 điểm.

Chứng khoán biến động mạnh trong phiên đầu tuần. VN-Index mở cửa trong sắc xanh, giữ trạng thái giằng co ở phiên sáng rồi bất ngờ lao dốc khi bước vào phiên chiều. Áp lực bán tăng vọt ở nhiều mã vốn hóa lớn, ép chỉ số giảm nhanh, khiến sắc đỏ lan rộng toàn bộ thị trường.

Đến giữa phiên chiều, chỉ số sàn HoSE có lúc mất gần 20 điểm, khi nhiều mã vốn hóa lớn giảm 3-4%. Chỉ số hồi nhẹ trở lại trước khi đóng cửa.

Chốt phiên, VN-Index giảm gần 14 điểm (1,09%), xuống 1.267,86 điểm. VN30-Index mất hơn 14 điểm (1,1%) còn 1.270 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng đóng cửa dưới tham chiếu.

Thanh khoản thị trường giữ ở mức cao, với giá trị giao dịch trên HoSE đạt hơn 29.000 tỷ đồng. Trong đó, nhóm vốn hóa lớn giao dịch gần 10.000 tỷ.

Tuy nhiên, thanh khoản và biến động của thị trường hôm nay có thể không phản ánh hết cung cầu khi hệ thống của VNDirect gặp sự cố, khiến nhà đầu tư không thể giao dịch. Công ty chứng khoán này đứng thứ ba về thị phần môi giới HoSE, với tổng giá trị tài sản quản lý của nhà đầu tư tính tới cuối 2023 là trên 83.000 tỷ đồng.

VN-Index mất gần 14 điểm sau phiên 25/3. Ảnh: SSI

VN-Index mất gần 14 điểm sau phiên 25/3. Ảnh: SSI

Cuối phiên, sắc đỏ chiếm ưu thế với 351 mã giảm trên HoSE, so với 119 cổ phiếu tăng. Riêng nhóm vốn hóa lớn, 26/30 mã bluechip chốt phiên dưới tham chiếu.

Trong nhóm VN30, GVR là mã giảm mạnh nhất, trên 4%. MSN hạ 3,8%, CTG, STB, VRE, ACB, BID thấp hơn tham chiếu trên 2%. Tương tự, MWG, PLX, VJC giảm hơn 1%.

TPB là mã giao dịch tích cực nhất trong nhóm bluechip, khi đóng cửa tăng hơn 1%. BVH, VIC, VPB cũng giữ sắc xanh cuối phiên.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, sắc đỏ cũng chiếm ưu thế. Cổ phiếu nhóm chứng khoán, thép hay bán lẻ đều chịu áp lực bán ra. Cổ phiếu của VNDirect đóng cửa giảm 1,4%, với thanh khoản hơn 86 triệu cổ phiếu – cao nhất từ giữa năm 2023.

Ngược lại, một số mã bất động sản, xây dựng, ngân hàng, bảo hiểm khởi sắc hơn vào cuối phiên. QCG tăng trần, DIG, NVL, NLG giữ sắc xanh.

Minh Sơn

Latest Posts