Doanh nghiệp

‘Nữ hoàng cá tra’ lỗ chứng khoán gần 40 tỷ

Đầu tư hơn 180 tỷ đồng chủ yếu vào cổ phiếu bất động sản, Vĩnh Hoàn lỗ 21,5% trong năm 2023, nhưng giảm một nửa so với cùng kỳ.

Báo cáo tài chính hợp nhất mới đây của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) cho thấy công ty đang có 181,2 tỷ đồng đầu tư chứng khoán, tăng thêm khoảng 1,9 tỷ so với năm 2022. Nhưng giá trị hợp lý của các khoản này vào cuối năm chỉ còn 142,3 tỷ đồng.

Như vậy, Vĩnh Hoàn đang lỗ gần 39 tỷ đồng trong chứng khoán, tương đương 21,5%. Hiệu suất đầu tư của công ty ngược chiều so với thị trường chung khi năm 2023, VN-Index tăng hơn 12%.

Khoảng 97% vốn đầu tư của VHC nằm ở các cổ phiếu bất động sản, lần lượt theo thứ tự là NLG của Nam Long, DXS của Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh và KBC của Đô thị Kinh Bắc. So với năm 2022, Vĩnh Hoàn rót tiền thêm mua NLG và DXS, trong khi bán ra hơn một phần ba lượng cổ phiếu KBC.

DXS là mã gây thiệt hại nhiều nhất cho danh mục của VHC với mức lỗ 42%. Theo sau là NLG với mức lỗ 12% và KBC chỉ đi lùi 1,6%.

Vĩnh Hoàn bắt đầu đầu tư chứng khoán năm 2020 với số vốn khoảng 9 tỷ đồng. Trong năm đầu tiên, hoạt động này không ghi nhận lỗ hoặc lãi. Sang năm 2021, công ty bắt đầu rót tiền gom NLG và DXS để nâng tổng giá trị danh mục lên gần 80 tỷ đồng và ghi nhận hiệu suất 14,6%. Đây là thời điểm thị trường chứng khoán đang trong xu hướng lên giá (uptrend) với mức tăng trưởng của VN-Index đạt gần 36%.

Hoạt động đầu tư cổ phiếu của Vĩnh Hoàn sa sút từ năm 2022. Doanh nghiệp này rót thêm vốn để nâng tổng giá trị danh mục lên hơn 179 tỷ đồng nhưng lỗ khoảng 77 tỷ với mức thâm hụt 42,7%. Thời điểm đó, thị trường chung ghi nhận “cú sập” lớn với VN-Index giảm gần 33%.

Ngoài đầu tư chứng khoán, Vĩnh Hoàn vẫn chuộng đem tiền nhàn rỗi gửi ngân hàng. Công ty đang có hơn 236 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn và gần 1.926 tỷ đồng tiền gửi trên 3 tháng đến dưới một năm. Nhờ đó, doanh nghiệp này ghi nhận khoảng 117 tỷ đồng lãi tiền gửi trong năm 2023. Ngoài ra, công ty còn đầu tư 50 tỷ đồng vào kênh trái phiếu.

Về kết quả kinh doanh, Vĩnh Hoàn vỡ kế hoạch đề ra khi sản lượng và giá bán đều giảm trong năm trước. Doanh thu giảm 24% về hơn 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm hơn một nửa còn gần 950 tỷ đồng, thấp nhất trong ba năm qua.

Tất Đạt

Novaland nâng giá chuyển đổi cổ phiếu lên gấp đôi

Các trái chủ của lô trái phiếu quốc tế 300 triệu USD phải tốn 77.000 đồng để đổi sang một cổ phiếu NVL, tăng 93% so với mức trước đó.

Theo nghị quyết mới công bố, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland – NVL) đã điều chỉnh giá chuyển đổi của gói trái phiếu phát hành năm 2021 còn 77.000 đồng một cổ phiếu, cao gấp 4,7 lần so với thị giá hiện tại của NVL – khoảng 16.400 đồng chốt phiên 19/1.

Lô trái phiếu này là khoản huy động vốn từ năm 2021, không có tài sản đảm bảo và được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Singapore (SGX). Mỗi trái phiếu có mệnh giá 200.000 USD với lãi suất 5,25% mỗi năm.
Giá chuyển đổi sang cổ phiếu ban đầu là 135.700 đồng. Sau đó đến đầu năm 2022, mức này điều chỉnh về 85.000 đồng một cổ phiếu. Tháng 11/2022, một trong những trái chủ là Citigroup Global Markets đã đổi 5 trái phiếu sang hơn 270.700 cổ phiếu NVL với mức giá trên.

Đến giữa tháng 12/2023, Novaland đạt được thoả thuận với các trái chủ chấp thuận về phương án tái cấu trúc với mức giá chuyển đổi mới – 40.000 đồng một cổ phiếu. Novaland cho biết giao dịch trái phiếu chuyển đổi theo thỏa thuận mới sẽ giúp giảm áp lực cho công ty trong bối cảnh khó khăn chung và các vướng mắc pháp lý gây ra nhiều thách thức cho thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính.

Novaland và các bên tư vấn đang trong quá trình triển khai các văn kiện và phê duyệt liên quan để phương án tái cấu trúc có hiệu lực.

Thời gian qua, Novaland và hệ sinh thái Novagroup tập trung vào tái cấu trúc nợ. Họ tích cực đàm phán để gia hạn, thay đổi lãi suất hoặc hoán đổi nợ sang tài sản khác, cũng như tìm cách huy động vốn để hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Doanh nghiệp của ông Bùi Thành Nhơn cũng sắp xếp lại, ưu tiên cho những công trình sắp hoàn thiện để bàn giao sản phẩm cho khách hàng và chọn những dự án có khả năng thanh khoản cao để đẩy nhanh pháp lý nhằm bắt kịp đà hồi phục của thị trường bất động sản. Tại cuộc họp với Thủ tướng giữa tháng 11/2023, Giám đốc tài chính Dương Văn Bắc cho biết tập đoàn này đã qua thời điểm khó khăn nhất và đi được 80% con đường tái cấu trúc.

Hiện, chủ đầu tư này có 4 cụm dự án chính, quy mô lớn tại TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận.

Tất Đạt

Novaland nâng giá chuyển đổi cổ phiếu lên gấp đôi

Các trái chủ của lô trái phiếu quốc tế 300 triệu USD phải tốn 77.000 đồng để đổi sang một cổ phiếu NVL, tăng 93% so với mức trước đó.

Theo nghị quyết mới công bố, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland – NVL) đã điều chỉnh phương án tái cấu trúc lô trái phiếu quốc tế 300 triệu USD. Trong đó, giá chuyển đổi được nâng lên 77.000 đồng một cổ phiếu, tăng 92,5% so với mức 40.000 đồng từng được đưa ra hồi giữa tháng 12/2023.

So với giá chuyển đổi ban đầu khi phát hành trái phiếu – 135.700 đồng, mức giá mới thấp hơn khoảng 1,8 lần. Tuy nhiên, con số trên vẫn cao gấp 4,7 lần so với thị giá hiện tại của NVL – khoảng 16.300 đồng chốt phiên 19/1. Từ khi đạt thỏa thuận tái cấu trúc đến nay, cổ phiếu Novaland gần như đi ngang quanh vùng 16.000-17.000 đồng, không có sự tăng trưởng đáng kể.

Trước đó, Novaland được các trái chủ của lô trái phiếu 298,6 triệu USD cho trả lãi chậm và chấp nhận chuyển đổi sang cổ phiếu NVL với mức giá mới. Đây là khoản huy động vốn từ năm 2021, không có tài sản đảm bảo với lãi suất 5,25% mỗi năm. Novaland cho biết giao dịch trái phiếu chuyển đổi theo thỏa thuận mới sẽ giảm áp lực cho công ty trong bối cảnh khó khăn chung và các vướng mắc pháp lý gây ra nhiều thách thức cho thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính.

Thời gian qua, Novaland và hệ sinh thái Novagroup tập trung vào tái cấu trúc nợ. Họ tích cực đàm phán để gia hạn, thay đổi lãi suất hoặc hoán đổi nợ sang tài sản khác, cũng như tìm cách huy động vốn để hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Doanh nghiệp của ông Bùi Thành Nhơn cũng sắp xếp lại, ưu tiên cho những công trình sắp hoàn thiện để bàn giao sản phẩm cho khách hàng và chọn những dự án có khả năng thanh khoản cao để đẩy nhanh pháp lý nhằm bắt kịp đà hồi phục của thị trường bất động sản. Tại cuộc họp với Thủ tướng giữa tháng 11/2023, Giám đốc tài chính Dương Văn Bắc cho biết tập đoàn này đã qua thời điểm khó khăn nhất và đi được 80% con đường tái cấu trúc.

Hiện, chủ đầu tư này có 4 cụm dự án chính, quy mô lớn tại TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận.

Tất Đạt

Novaland sẽ phát hành hơn 1,3 tỷ cổ phiếu để trả nợ

Khoảng 13.700 tỷ đồng thu từ bán 1,37 tỷ cổ phiếu sẽ được Novaland ưu tiên tái cơ cấu nợ và thanh toán các khoản phải trả đến hạn.

Novaland (NVL) vừa thông qua kế hoạch phát hành 200 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, hạn chế chuyển nhượng một năm. Doanh nghiệp này cũng bán cho các cổ đông hiện hữu hơn 1,17 tỷ cổ phiếu không bị hạn chế chuyển nhượng theo tỷ lệ 60%, tức 10 cổ phiếu “đổi” 6 đơn vị.

Giá chào bán sẽ do HĐQT quyết định, nhưng không thấp hơn 10.000 đồng một đơn vị. Novaland dự định phát hành số cổ phiếu trên trong năm nay, hoặc thời điểm khác do ban lãnh đạo quyết định.

Như vậy, nếu phát hành thành công, NVL có thể thu về ít nhất khoảng 13.700 tỷ đồng. Số tiền trên được ưu tiên cho tái cơ cấu nợ và thanh toán các khoản phải trả (gồm gốc, lãi và các khoản phí khác). Ưu tiên kế tiếp là thanh toán lương cho cán bộ nhân viên và chi phí vận hành chung. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn muốn dùng tiền góp vốn vào công ty con, thực hiện các dự án do NVL là chủ đầu tư.

Theo quyết định, đợt chào bán này có tối đa 5 nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia. Còn số lượng cổ đông sẽ được chốt tại ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền mua. Đến cuối tháng 11, NVL có hơn 78.700 cổ đông là cá nhân và tổ chức.

Một phân khu thuộc dự án bất động sản nghỉ dưỡng của NVL tại Phan Thiết (Bình Thuận). Ảnh chụp thực tế dự án tháng 5/2021, thời điểm trước khi thị trường đóng băng. Ảnh: Novaland.

Một phân khu thuộc dự án bất động sản nghỉ dưỡng của NVL tại Phan Thiết (Bình Thuận). Ảnh chụp thực tế dự án tháng 5/2021, thời điểm trước khi thị trường “đóng băng”. Ảnh: Novaland.

Trước đó, doanh nghiệp này từng lên kế hoạch phát hành riêng lẻ 975 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược và chứng khoán chuyên nghiệp. Các cổ đông hiện hữu sẽ được quyền mua thêm 1,95 tỷ cổ phiếu. So với ý định ban đầu, lượng cổ phiếu phát hành giảm hơn 1,5 tỷ đơn vị, số tiền dự kiến thu cũng giảm hơn 15.500 tỷ đồng.

Thời gian qua, Novaland và hệ sinh thái Novagroup tập trung vào tái cấu trúc nợ. Họ tích cực đàm phán để gia hạn, thay đổi lãi suất hoặc hoán đổi nợ sang tài sản khác, cũng như tìm cách huy động vốn để hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Doanh nghiệp của ông Bùi Thành Nhơn cũng sắp xếp lại, ưu tiên cho những công trình sắp hoàn thiện để bàn giao sản phẩm cho khách hàng và chọn những dự án có khả năng thanh khoản cao để đẩy nhanh pháp lý nhằm bắt kịp đà hồi phục của thị trường bất động sản. Tại cuộc họp với Thủ tướng giữa tháng 11/2023, Giám đốc tài chính Dương Văn Bắc cho biết tập đoàn này đã qua thời điểm khó khăn nhất và đi được 80% con đường tái cấu trúc.

Hiện, chủ đầu tư này có 4 cụm dự án chính, quy mô lớn tại TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Novaworld Phan Thiet.

Tất Đạt

Novagroup liên tục bán cổ phiếu trả nợ

Sau khi bán hơn 20 triệu cổ phiếu NVL, công ty mẹ Novagroup tiếp tục đăng ký bán thêm hơn 2,2 triệu đơn vị để hỗ trợ cơ cấu nợ.

Theo thông tin công bố mới đây, Công ty cổ phần Novagroup đăng ký bán hơn 2,2 triệu cổ phiếu NVL của công ty con Novaland từ ngày 28/12 đến ngày 10/1 năm sau. Mục đích là cân đối danh mục đầu tư và hỗ trợ cơ cấu nợ.

Ước tính dựa theo giá đóng cửa của NVL hôm 26/12, Novagroup có thể mang về hơn 37,3 tỷ đồng nếu bán hết số lượng đăng ký. Theo đó, tỷ lệ sở hữu sẽ giảm về 19,49%. Novagroup vẫn là cổ đông lớn nhất và có mối quan hệ với gia đình ông Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch Novaland.

Với lý do tương tự, Diamond Properties – một cổ đông khác có liên quan đến ông Nhơn, cũng đăng ký bán gần 4,8 triệu cổ phiếu NVL từ ngày 19/12 đến ngày 9/1 năm sau. Nếu thương vụ thành công, công ty này có thể thu về khoảng 80 tỷ đồng.

Trước đó, từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 12, Novagroup cũng đã bán gần 20,3 triệu cổ phiếu NVL. Thị giá trung bình trong giai đoạn này khoảng 17.309 đồng. Như vậy, ước tính thương vụ mang về gần 350,9 tỷ đồng để Novagroup cân đối danh mục đầu tư và hỗ trợ cơ cấu nợ.

Như vậy từ tháng 11, hai pháp nhân liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn đã hoàn thành và dự kiến tiếp tục bán ra tổng cộng hơn 27 triệu cổ phiếu NVL. Ước tính, cả hai doanh nghiệp sẽ thu về khoảng 468 tỷ đồng.

Bên cạnh việc chủ động xả hàng, Novagroup liên tục bị các công ty chứng khoán bán giải chấp. Tổng cộng trong hai tháng gần đây, doanh nghiệp này có 6 lần phải bán giải chấp với hơn 3 triệu cổ phiếu. Diamond Properties cũng có hai lần bị bán giải chấp với khoảng 76.700 cổ phiếu NVL.

Hàng chục triệu cổ phiếu được bán vào giữa lúc thị giá NVL có nhịp phục hồi. Sau đợt giảm về quanh vùng 13.000-14.000 đồng một đơn vị trong tháng 10, mã chứng khoán của Novaland bắt đầu phục hồi ngay từ đầu tháng 11. Trong khoảng hai tháng qua, mã này đã tích lũy thêm 31%, có phiên vươn lên 18.700 đồng một cổ phiếu. Tuy nhiên trong hai tuần gần đây, NVL có xu hướng đi ngang quanh vùng 17.000 đồng.

Thời gian qua, hệ sinh thái Novagroup tập trung vào tái cấu trúc nợ. Riêng Novaland, trong cuộc họp với Thủ tướng hồi giữa tháng 11, Giám đốc tài chính Dương Văn Bắc cho biết tập đoàn này đã qua thời điểm khó khăn nhất và đi được 80% con đường tái cấu trúc. Gần đây, lô trái phiếu quốc tế trị giá 300 triệu USD cũng được tái cấu trúc thành công khi phần lớn trái chủ đồng ý cho trả lãi chậm và đổi thành cổ phiếu NVL với giá ban đầu 40.000 đồng.

Tất Đạt

Con gái bầu Đức đăng ký mua một triệu cổ phiếu HAG

Bà Đoàn Hoàng Anh, con gái Bầu Đức, vừa đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HAG trong bối cảnh mã này có hai phiên điều chỉnh mạnh.

Thông tin trên vừa được Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) gửi Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước và HoSE, trưa 20/12.

Theo đó, bà Đoàn Hoàng Anh, con gái Chủ tịch Hội đồng quản trị Hoàng Anh Gia Lai, Đoàn Nguyên Đức đăng ký mua một triệu cổ phiếu HAG thông qua khớp lệnh trên sàn.

Trước đó, bà Đặng Hoàng Anh đang sở hữu 10 triệu cổ phiếu HAG, chiếm tỷ lệ 1,08%. Sau giao dịch, dự kiến tỷ lệ sở hữu của bà là 11 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 1,19%. Thời gian thực hiện giao dịch mua cổ phiếu trên từ 25/12-23/1/2024.

Kết phiên giao dịch ngày 19/12, HAG có giá 12.400 đồng một cổ phiếu, tạm tính theo giá này, con gái bầu Đức cần chi ra khoảng 12,4 tỷ đồng để mua vào số cổ phiếu này.

2 tháng qua, HAG luôn công bố các thông tin có lợi như bán khách sạn Hoàng Anh Gia Lai, kế hoạch bán bệnh viện, trả nợ trái phiếu và ngân hàng, đã giúp cổ phiếu này có đà tăng ấn tượng tới 80% sau khi đạt đỉnh ngắn hạn 13.850 đồng một cổ phiếu ngày 14/12.

Chia sẻ với các nhà đầu tư trong buổi gặp gỡ mới đây, bầu Đức ước tính lợi nhuận năm 2023 dự kiến là 2.150 tỷ đồng nhờ các khoản thu nhập đột biến. Ông cho rằng 2025 sẽ trả hết nợ vay và là công ty đầu tiên trên sàn chứng khoán không có nợ.

Thi Hà

Công ty chuyên cho thuê máy bay lãi hơn tỷ đồng mỗi ngày

Công ty cho thuê máy bay Việt Nam (VALC) ghi nhận lợi nhuận trước thuế năm ngoái 512 tỷ đồng, tương đương lãi 1,4 tỷ đồng mỗi ngày, mức cao nhất 4 năm qua.

Thông tin trên được Vietnam Airlines (đơn vị nắm giữ 32,48% vốn của VALC) nêu trong báo cáo thường niên năm 2022 vừa công bố. Theo đó, Công ty cổ phần cho thuê máy bay Việt Nam (VALC) ghi nhận doanh thu 72 triệu USD (khoảng 1.700 tỷ đồng), lợi nhuận trước thuế 21,8 triệu USD, tương đương 512 tỷ đồng.

Trước khi đại dịch xảy ra, doanh thu và lợi nhuận của VALC tăng trưởng đều đặn qua từng năm. Năm 2017, công ty lãi kỷ lục 604 tỷ đồng, sau đó giảm dần do ảnh hưởng của Covid -19.

VALC thành lập năm 2007. Hiện công ty có vốn điều lệ 1.520 tỷ đồng, trong đó Vietnam Airlines nắm giữ 32,48%, BIDV và PVComBank nắm gần 31%. Đây đang là công ty duy nhất cho thuê máy bay tại Việt Nam. Bên cạnh việc cho thuê, công ty này còn bảo dưỡng và cung cấp phụ tùng cho máy bay.

Thi Hà

Ông Nguyễn Đức Tài chỉ mua 11% lượng cổ phiếu MWG đăng ký

Sau một tháng đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu MWG, Chủ tịch Thế Giới Di Động cho biết chỉ hoàn thành 110.000 do diễn biến thị trường không phù hợp.

Trong báo cáo gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) mới đây, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) – cho biết đã mua 110.000 cổ phiếu MWG từ ngày 8/11-7/12. Trong khoảng thời gian này, thị giá MWG đạt mức trung bình 39.841 đồng một cổ phiếu. Ước tính ông Tài chi bình quân khoảng 4,4 tỷ đồng để mua số cổ phiếu này. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông nhích lên 2,408%.

Như vậy, Chủ tịch MWG chỉ hoàn thành được 11% so với kế hoạch đã công bố. Nguyên nhân được ông đưa ra là “do diễn biến thị trường không phù hợp”.

Hồi đầu tháng 11, ông đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu để tăng tỷ lệ sở hữu. Động thái trên được đưa ra sau giai đoạn kết quả kinh doanh của “đế chế” bán lẻ này không khả quan, thị giá cổ phiếu lao dốc. Thời điểm đó, MWG cũng liên tục bị khối ngoại xả hàng và luôn bị “hở” room ngoại, nổi bật có nhóm cổ đông thuộc Dragon Capital bán ròng hơn 4,1 triệu cổ phiếu.

Không hoàn thành kế hoạch đề ra, ông Nguyễn Đức Tài tiếp tục đăng ký mua thêm 500.000 cổ phiếu MWG để tăng tỷ lệ sở hữu. Thời gian thực hiện từ ngày 12/12 đến ngày 10/1 năm sau.

Trong cuộc gặp nhà đầu tư tháng trước, Chủ tịch MWG từng khẳng định “tiền đã có trong tài khoản” nhưng do bận rộn công việc nên chưa thể thực hiện mua cổ phiếu. Thời điểm trên, thị giá MWG cũng bắt đầu tăng khiến ông phân vân có nên mua hay chờ đợi thêm.

Bên cạnh đó, ông Tài cũng chia sẻ về kế hoạch trích 20.000 tỷ đồng gửi ngân hàng để mua lại cổ phiếu quỹ. Ông cho biết bản thân đã nghĩ đến phương án này, nhưng chưa có thời gian làm việc với giám đốc tài chính để bàn về tính khả thi. Ông bỏ ngỏ thời điểm thực hiện, mà chỉ nêu quan điểm rằng nếu để hết quý I/2024 sẽ muộn.

“Lấy 20.000 tỷ gửi ngân hàng chả đáng so với việc mua lại cổ phiếu quỹ để tăng lợi ích cho cổ đông”, ông nhấn mạnh.

Đến nay, tình trạng “quay lưng” của khối ngoại vẫn tiếp diễn. Tính đến hết tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 76 triệu cổ phiếu MWG qua kênh khớp lệnh, trong 6 tháng liên tiếp. Song song đó, giá cổ phiếu của công ty cũng lao dốc. So với đầu tháng 9, thị giá mã này hiện thấp hơn khoảng 30%.

Nói về động thái bán ròng liên tiếp của khối ngoại, ông Tài cho rằng có thể do những nỗi lo về kế hoạch hòa vốn của Bách Hóa Xanh hay sự phục hồi của hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh và lợi nhuận trong năm nay giảm sút. Trong quá khứ, MWG cũng từng ghi nhận tình trạng tương tự. Nhưng theo ông, đó là thời điểm thách thức lòng tin của nhà đầu tư.

Tất Đạt

Cổ phiếu công ty của Shark Thủy bị hủy niêm yết

Mã IBC do ông Nguyễn Ngọc Thủy làm chủ tịch, bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE vì vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.

Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu IBC của Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings. Nguyên nhân là IBC vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.

Đến nay, doanh nghiệp này vẫn chưa công bố nhiều văn bản gồm báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, báo cáo tài chính quý I và quý II, báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023 và báo cáo quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2023. Ngoài ra, Apax Holdings còn chưa tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2023.

Trước đó, IBC đã bị HoSE đưa vào các diện theo dõi gồm đình chỉ giao dịch, kiểm soát và cảnh báo. Kể từ khi bị đình chỉ giao dịch đến nay, công ty chưa khắc phục các vi phạm công bố thông tin kể trên. HoSE cho rằng doanh nghiệp này có khả năng tiếp tục xảy ra và kéo dài, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông.

Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu IBC. Ảnh: Tất Đạt

Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu IBC. Ảnh: Tất Đạt

Apax Holdings là công ty con duy nhất đang niêm yết trên sàn chứng khoán thuộc Egroup – hệ sinh thái giáo dục của ông Nguyễn Ngọc Thủy. Công ty này đứng sau Apax Leaders, mầm non Igarten, trường liên cấp Firbank Australia…. Sau nhiều đợt bị bán giải chấp, hiện Egroup mất quyền công ty mẹ khi tỷ lệ sở hữu tại Apax Holdings giảm về mức 17,66%. Tuy nhiên, ông Thủy vẫn đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Hồi tháng 7, ông Thủy giải thích rằng thời gian qua công tác quản trị nội bộ phát sinh vấn đề, thiếu nhân sự và đang trong quá trình tái cấu trúc làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành báo cáo tài chính. Công ty dự kiến họp thường niên vào tháng 11, tuy nhiên đến nay vẫn chưa tổ chức.

Từ khi bị đình chỉ giao dịch vào ngày 18/9, IBC có thị giá 1.770 đồng một đơn vị. Mức này được thiết lập sau 5 phiên nằm sàn liên tiếp. Mã chứng khoán Apax Holdings rớt giá mạnh so với mức 12.550 đồng hồi cuối tháng 11. Thời gian trước, cổ phiếu này cũng liên tục bị bán tháo, các công ty chứng khoán cũng thường xuyên bị bán giải chấp.

Trong buổi gặp cổ đông cuối tuần rồi, ông Nguyễn Ngọc Thủy cho biết chiến lược sắp tới của Apax Leaders là khôi phục lại hoạt động kinh doanh ở thị trường TP HCM. Sau thời gian tái cấu trúc hậu khủng hoảng, chuỗi này đang có 38 trung tâm, chủ yếu ở miền Bắc. Công ty ghi nhận hơn 11.000 học sinh, nhưng có đến 10.000 người thuộc dạng đã đóng tiền trước đó, nên doanh thu ghi nhận mới chưa cao.

Tất Đạt

Cổ phiếu công ty của Shark Thủy bị hủy niêm yết

Mã IBC do ông Nguyễn Ngọc Thủy làm chủ tịch, bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE vì vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.

Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu IBC của Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings. Nguyên nhân là IBC vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin.

Đến nay, doanh nghiệp này vẫn chưa công bố nhiều văn bản gồm báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, báo cáo tài chính quý I và quý II, báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023 và báo cáo quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2023. Ngoài ra, Apax Holdings còn chưa tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2023.

Trước đó, IBC đã bị HoSE đưa vào các diện theo dõi gồm đình chỉ giao dịch, kiểm soát và cảnh báo. Kể từ khi bị đình chỉ giao dịch đến nay, công ty chưa khắc phục các vi phạm công bố thông tin kể trên. HoSE cho rằng doanh nghiệp này có khả năng tiếp tục xảy ra và kéo dài, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông.




Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu IBC. Ảnh: Tất Đạt

Nhà đầu tư đang theo dõi cổ phiếu IBC. Ảnh: Tất Đạt

Apax Holdings là công ty con duy nhất đang niêm yết trên sàn chứng khoán thuộc Egroup – hệ sinh thái giáo dục của ông Nguyễn Ngọc Thủy. Công ty này đứng sau Apax Leaders, mầm non Igarten, trường liên cấp Firbank Australia…. Sau nhiều đợt bị bán giải chấp, hiện Egroup mất quyền công ty mẹ khi tỷ lệ sở hữu tại Apax Holdings giảm về mức 17,66%. Tuy nhiên, ông Thủy vẫn đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Hồi tháng 7, ông Thủy giải thích rằng thời gian qua công tác quản trị nội bộ phát sinh vấn đề, thiếu nhân sự và đang trong quá trình tái cấu trúc làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành báo cáo tài chính. Công ty dự kiến họp thường niên vào tháng 11, tuy nhiên đến nay vẫn chưa tổ chức.

Từ khi bị đình chỉ giao dịch vào ngày 18/9, IBC có thị giá 1.770 đồng một đơn vị. Mức này được thiết lập sau 5 phiên nằm sàn liên tiếp. Mã chứng khoán Apax Holdings rớt giá mạnh so với mức 12.550 đồng hồi cuối tháng 11. Thời gian trước, cổ phiếu này cũng liên tục bị bán tháo, các công ty chứng khoán cũng thường xuyên bị bán giải chấp.

Trong buổi gặp cổ đông cuối tuần rồi, ông Nguyễn Ngọc Thủy cho biết chiến lược sắp tới của Apax Leaders là khôi phục lại hoạt động kinh doanh ở thị trường TP HCM. Sau thời gian tái cấu trúc hậu khủng hoảng, chuỗi này đang có 38 trung tâm, chủ yếu ở miền Bắc. Công ty ghi nhận hơn 11.000 học sinh, nhưng có đến 10.000 người thuộc dạng đã đóng tiền trước đó, nên doanh thu ghi nhận mới chưa cao.

Tất Đạt