Chứng khoán

Một cá nhân bị cấm giao dịch chứng khoán hai năm do thao túng cổ phiếu

Bà Nguyễn Thị Thơm bị phạt 1,5 tỷ đồng và cấm giao dịch chứng khoán, tham gia công ty chứng khoán, quản lý quỹ trong hai năm do thao túng cổ phiếu BNA.

Quyết định xử phạt này mới được Ủy ban chứng khoán Nhà nước đưa ra, do bà Thơm đã sử dụng 9 tài khoản chứng khoán để liên tục mua, bán cổ phiếu BNA của Công ty cổ phần Đầu tư và Sản xuất Bảo Ngọc, nhằm tạo cung, cầu giả tạo.

Việc thao túng cổ phiếu được bà Thơm thực hiện từ ngày 12/10/2020 đến 6/10/2021, ngay sau khi cổ phiếu này được niêm yết trên sàn HNX. Theo Ủy ban chứng khoán, kết quả kiểm tra cho thấy cá nhân này không có khoản thu trái pháp luật từ việc thao túng cổ phiếu.

Công ty Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc tiền thân là doanh nghiệp tư nhân bánh cao cấp Bảo Ngọc được thành lập từ năm 1986. Năm 1994, Bảo Ngọc chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân. Tháng 7/2012, doanh nghiệp này thành lập Công ty Bảo Ngọc Akito với số vốn điều lệ 20 tỷ đồng và 5 năm sau chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc.

Ngành nghề sản xuất chính của Bảo Ngọc là kinh doanh bánh ngọt. Ngoài ra, công ty này còn cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng.

Cổ phiếu BNA chính thức niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từ ngày 12/10/2020, cũng là thời điểm bà Thơm bắt đầu thao túng giá. Hiện thị giá của BNA đang giao dịch quanh ngưỡng 11.000 đồng, trước đó mã này có thời điểm đạt mức đỉnh 37.000 đồng.

Minh Sơn

Cổ phiếu dầu khí bật cao

Giá dầu thế giới tăng mạnh khiến cổ phiếu dầu khí hôm nay giao dịch tích cực, góp phần đẩy chứng khoán tăng điểm phiên thứ hai liên tiếp.

Cả dầu Brent và WTI đều tăng 5% trong phiên sáng nay, do nhà đầu tư ngày càng lo ngại bất ổn chính trị tại Trung Đông. Diễn biến này khiến nhóm cổ phiếu dầu khí trở thành tâm điểm chú ý. Các mã được quan tâm như PVC, PVD, PVS, BSR cùng bật cao khi thị trường mở cửa, với dòng tiền tích cực từ nhà đầu tư. Trong khi đó, phần còn lại của thị trường vẫn giữ nhịp giằng co trong biên độ hẹp.

VN-Index mở cửa phiên trong sắc xanh, nhưng biên độ tăng chỉ quanh mức vài điểm. Dòng tiền của thị trường phân hóa với lực mua chỉ hướng vào những nhóm đang được hưởng lợi, như dầu khí, phân bón. Những nhóm trụ của thị trường như ngân hàng, bất động sản hay bán lẻ không quá đột biến.

Trạng thái giằng co được duy trì cho tới 14h. Thông tin về việc nới margin của một công ty chứng khoán top đầu giúp nhà đầu tư vào hàng tích cực hơn. Lực mua tăng nhanh kéo VN-Index có thêm gần 10 điểm, giữ trạng thái này tới khi đóng cửa.

Chốt phiên, chỉ số của sàn HoSE dừng ở mức 1.137,36 điểm, tăng gần 9 điểm (0,78%). VN30-Index có thêm hơn 10 điểm (0,93%) lên 1.150,37 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng hơn 1%, trong khi UPCOM-Index đóng cửa trong sắc đỏ.

Sắc xanh chiếm ưu thế vào cuối phiên, với sàn HoSE có 352 cổ phiếu tăng giá so với 145 mã giảm. Riêng nhóm vốn hóa lớn, 20/30 mã VN30 đóng cửa trên tham chiếu.

Ngành dầu khí đứng đầu về biên độ tăng với gần 3%, trong khi thực phẩm và đồ uống là nhóm tiêu cực nhất với mức giảm gần 0,3%. Các cổ phiếu được quan tâm của nhóm dầu khí như PVC tăng gần 7%, BSR có thêm hơn 5%, PVS tăng 3,8%, PVD vượt tham chiếu 2,7%.

Trong VN30, GAS cũng là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index với gần 1,2 điểm khi mã này tăng gần 3%. ACB, FPT cũng tăng hơn 3%, VHM, HPG, VPB, PLX tăng khoảng 2%. Ngược lại, VIC, VRE và SAB là ba mã giảm trên 1%

Thanh khoản toàn thị trường đạt gần 15.945 tỷ đồng, với thanh khoản trên sàn HoSE chiếm hơn 13.769 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng hơn 711 tỷ đồng, cao nhất từ ngày 5/10.

Minh Sơn

Chứng khoán phục hồi cuối phiên

Dòng tiền đổ về nhóm chứng khoán, bất động sản và ngân hàng sau 14h giúp VN-Index bật lên và tích lũy gần 15 điểm.

VN-Index dao động quanh tham chiếu từ sáng đến khoảng 13h30 khi thị trường tiếp tục giao dịch ảm đạm. Thanh khoản buổi sáng gần như đều thấp hơn so với cùng thời điểm của phiên hôm qua, hết buổi chỉ đạt hơn 4.700 tỷ đồng.

Chốt buổi sáng, chỉ số đại diện sàn TP HCM tiệm cận 1.107 điểm. Nhà đầu tư dần tham gia bắt đáy giúp giao dịch cải thiện hơn vào buổi chiều, nhất là sau 14h. Các cổ phiếu bluechip lần lượt có đà tăng giúp VN-Index được kéo lên và chốt ở 1.128,5 điểm, cao hơn 14,65 điểm so với tham chiếu.

Đây là phiên phục hồi mạnh nhất của thị trường trong tuần nhưng chỉ tương đương số điểm phần trăm đã giảm vào hôm qua.

Toàn sàn HoSE có 372 cổ phiếu tăng, cao hơn ba lần so với số lượng 118 cổ phiếu giảm. Nhóm chứng khoán, bất động sản và ngân hàng dẫn đầu đà tăng hôm nay và đóng góp nhiều đại diện vào top 10 cổ phiếu giúp nâng điểm VN-Index. Theo VNDirect, VHM là mã góp mức tăng nhiều nhất, theo sau là VCB, VNM, BID, CTG, STB, SSI…

Bảng điện ngành chứng khoán có nhiều cổ phiếu tăng từ 2% trở lên. Trong đó, SSI – cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất thị trường, tích lũy thêm 4,1% so với tham chiếu. Các mã có thanh khoản lớn như SHS cũng tăng thêm 4,2% và MBS tăng 5,3%. Riêng VND và VIX chốt phiên với sắc tím.

DIG, PDR, VHM và IDC là bốn cổ phiếu bất động sản có thanh khoản trăm tỷ và thị giá tăng trên 2%. Các mã trung bình và lớn khác cũng tích lũy thêm khoảng 1-3%. Trong nhóm cổ phiếu có thanh khoản trăm tỷ, duy nhất TCH tăng hết biên độ.

Sắc xanh cũng xuất hiện nhiều ở bảng điện nhóm ngân hàng. Thị giá STB hôm nay cao hơn 3,5% so với đóng cửa phiên hôm qua. CTG và EIB lần lượt tăng 2,1% và 2,4%. Các mã còn lại chủ yếu tích lũy thêm 1%.

Tính chung cả ngày, thanh khoản trên sàn HoSE đạt gần 12.800 tỷ đồng, giảm hơn 500 tỷ đồng so với phiên trước. Nhà đầu tư nước ngoài nâng số tiền giải ngân lên hơn 900 tỷ đồng, đồng thời giảm lượng bán ra. Theo đó, họ đảo chiều mua ròng hơn 130 tỷ đồng trong hôm nay, chủ yếu là các mã VIX, VNM, STB và HPG.

Tất Đạt

Nhà đầu tư ngoại rót tiền vào chứng khoán thấp nhất hơn 3 năm

Cả phiên, nhà đầu tư đứng ngoài quan sát thị trường, riêng khối ngoại giải ngân chưa đến 380 tỷ đồng mua cổ phiếu, thấp nhất từ tháng 8/2020.

Giao dịch ảm đạm là tình trạng chung của thị trường hôm nay. Kết thúc buổi sáng, sàn HoSE chỉ có thanh khoản gần 4.300 tỷ đồng, bằng hai phần ba so với cùng kỳ hôm qua. Giá trị giao dịch được nâng lên dần trong buổi chiều nhưng phải sau 14h mới ghi nhận mức tăng đáng kể.

Tuy nhiên chốt phiên, thị trường TP HCM chỉ đạt hơn 13.000 tỷ đồng tổng giá trị giao dịch, thấp hơn 13% so với phiên trước và thấp hơn 44,5% so với mức trung bình của tháng 9.

Riêng nhà đầu tư nước ngoài hôm nay chỉ giải ngân gần 380 tỷ đồng mua cổ phiếu. Đây là mức thấp nhất kể từ đầu tháng 8/2020, tức hơn 3 năm qua. Ở chiều ngược lại, họ bán ra hơn 1.100 tỷ đồng. Tổng lại, khối ngoại bán ròng khoảng 730 tỷ đồng, cao nhất kể từ giữa tháng 9.

Hôm nay không có cổ phiếu nào được sang tay hơn nghìn tỷ đồng. SSI là mã có thanh khoản cao nhất thị trường, chỉ đạt hơn 700 tỷ đồng, trong khi nhiều phiên trước đó đều vượt nghìn tỷ. Các mã có thanh khoản cao trong hôm nay chủ yếu quanh 100-300 tỷ đồng.

Thanh khoản thấp nên đồ thị VN-Index ít biến động hơn. Chỉ số này giữ sắc xanh trong những phút đầu giao dịch, sau đó bị kéo về dưới tham chiếu, nhưng nhanh chóng tăng điểm trở lại. Nửa cuối phiên sáng, sắc đỏ dần chiếm ưu thế nhưng lực bán không quá lớn nên chỉ số đại diện sàn HoSE giảm điểm nhẹ.

Chỉ số này tiếp tục dao động quanh 1.125 điểm trong buổi chiều. Đến khoảng 14h, lực bán bắt đầu xuất hiện dồn dập, trong đó có nhiều mã bluechip, khiến VN-Index giảm điểm nhanh chóng. Chốt phiên, chỉ số này sụt gần 15 điểm, về khoảng 1.113,9 điểm.

Toàn sàn HoSE có 386 cổ phiếu giảm, cao hơn gần 4 lần so với 103 cổ phiếu tăng. Giảm điểm nhiều nhất là các ngành chứng khoán, ngân hàng và bất động sản.

Sắc đỏ chiếm áp đảo bảng điện ngành chứng khoán. Toàn bộ cổ phiếu có thanh khoản trăm tỷ đều giảm, mạnh nhất có VIX, VCI và VND. Riêng VIX có lúc kiểm tra mức giá sàn. Phần lớn các mã còn lại đều sụt khoảng 3% so với tham chiếu.

Nhóm ngân hàng có nhiều đại diện điểm danh trong nhóm cổ phiếu góp mức giảm mạnh nhất cho thị trường. Dẫn đầu là VCB khi thị giá sụt 2,1%. Theo sau là các mã BID, CTG, TCB, giảm quanh 2% so với tham chiếu.

Bất động sản hôm nay có ba mã nằm sàn, trong đó DIG và DXG có thanh khoản lớn và trắng bên mua. Ngoài ra, ngành này còn ghi nhận thị giá CEO sụt 6,6% và NVL đi lùi 5,5%. Trong khi đó, KBC và IDC là hai mã có thanh khoản tốt trong ngành vẫn duy trì được sắc xanh.

Tất Đạt

Tại sao chứng khoán giảm sâu nhưng tiền vẫn ‘ngại’ bắt đáy

Chuyên gia cho rằng tâm lý “chim sợ cành cong” cùng việc nhà đầu tư sợ rủi ro, hạn chế dùng margin khiến thị trường rơi nhanh với thanh khoản thấp.

Sắc đỏ là gam màu chủ đạo của thị trường chứng khoán những phiên gần đây. Sau hai lần thất bại ở ngưỡng 1.250 điểm, VN-Index giảm liên tiếp về sát ngưỡng 1.100 điểm trước khi tăng trở lại vào phiên hôm qua.

Khác với chuỗi tăng trước đó, đà giảm của thị trường diễn ra với những phiên giảm có biên độ cao, đồ thị là những đường đổ dốc.

Một điểm khác biệt nữa là thanh khoản. Giai đoạn giữa năm, thanh khoản bình quân của thị trường có những tháng vượt 20.000 tỷ đồng, nhiều phiên ghi nhận mức tỷ USD. Giá trị giao dịch của HoSE thường bùng nổ ở những phiên chỉ số giảm mạnh hay hồi phục với biên độ trên 10 điểm.

Hiện tại, dù nhịp hồi lại hay giảm sâu, tiền vào chứng khoán vẫn ở mức thấp. Điều này càng thêm khó hiểu khi lãi suất tiết kiệm xuống thấp kỷ lục. Lãi suất và chứng khoán vốn là hai chỉ tiêu ngược chiều, lãi suất thấp là tiền đề giúp chứng khoán tăng lên. Tuy nhiên, ở hiện tại thanh khoản những phiên cao cũng chỉ tương đương trung bình giai đoạn giữa năm. Nếu không đột biến, con số này chỉ còn quanh ngưỡng 12.000-14.000 tỷ đồng, giảm 30-40%.

“Một phần vấn đề nằm ở việc vay margin bên ngoài”, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty chứng khoán Yuanta bình luận.

Vay margin “kho” là thuật ngữ chỉ một cách sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với dùng margin trực tiếp từ công ty chứng khoán. “Kho” trong trường hợp này là một số tài khoản quy mô lớn. Nhà đầu tư thường sử dụng hợp đồng ủy thác và chuyển tiền trực tiếp cho bên “kho”, báo mã cổ phiếu cần mua. Toàn bộ rủi ro khi giá chứng khoán giảm sẽ tính trên số tiền nhà đầu tư ký quỹ.

Thông thường, mức margin cao nhất nhà đầu tư được cấp ở các công ty chứng khoán là 1:1. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư sử dụng “kho”, hạn mức vay có thể là 1:5, thậm chí 1:10 hoặc cao hơn. Ví dụ khách hàng có 1 tỷ đồng và sử dụng margin 1:10 của “kho”, hạn mức mua chứng khoán sẽ được cấp là 10 tỷ đồng. Nhưng với tỷ lệ này, chỉ cần danh mục giảm bằng một phiên sàn là tài khoản sẽ ở ngưỡng thanh lý vị thế.

Tại sao vay “kho” lại là vấn đề của thị trường hiện nay? Theo ông Minh, ở nhịp tăng gần đây, công cụ này được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Trong giai đoạn “uptrend”, dùng đòn bẩy cao mang lại tỷ suất sinh lời đột biến. Có thời điểm, quy mô vay margin “kho” bằng một nửa vay margin chính thống toàn thị trường.

Nhưng khi thị trường giảm, công cụ này như “con dao hai lưỡi” có thể khiến nhà đầu tư mất toàn bộ thành quả, thậm chí cả vốn gốc chỉ sau vài phiên lao dốc. Chỉ cần mã cổ phiếu sở hữu giảm sàn 1-2 phiên, nhiều tài khoản đến ngưỡng phải xử lý.

“Hiện tại thị trường vẫn chưa xảy ra call margin diện rộng từ công ty chứng khoán, động thái bán ra ồ ạt chủ yếu từ việc vay margin bên ngoài với tỷ lệ đòn bẩy cao. Điều này cũng lý giải tại sao thị trường thường giảm mạnh vào phiên ATC khi lực bán bất ngờ tăng mạnh”, ông Minh giải thích và cho biết thêm, nguồn cung tăng lên, trong khi nhà đầu tư không sử dụng công cụ này để bắt đáy khiến thị trường rơi nhanh với thanh khoản ở mức thấp.




Giao dịch tại quầy một công ty chứng khoán tại TP HCM, vào tháng 2/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Giao dịch tại quầy một công ty chứng khoán tại TP HCM, vào tháng 2/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Ngoài vấn đề này, theo giới chuyên gia, yếu tố niềm tin và thị trường thiếu dòng tiền mới cũng là một phần lý do.

Diễn biến trong nửa cuối năm 2022 là một bài học mà đến nay nhiều nhà đầu tư vẫn chưa quên. Bối cảnh hiện tại và cuối năm trước cũng có một phần tương đồng khi tỷ giá tăng mạnh, dù nhiều yếu tố khác đã thay đổi.

Với vấn đề lãi suất, chỉ báo này và chứng khoán được đánh giá là ngược chiều nhau khi lãi suất tăng, chứng khoán giảm và ngược lại. Tuy nhiên, giai đoạn hiện tại khi lãi suất liên tục xuống thấp nhưng chứng khoán vẫn chìm trong sắc đỏ do ảnh hưởng từ những biến số khác, như tỷ giá.

“Nhà đầu tư có thể chỉ chuyển một phần tiền tiết kiệm qua đầu tư chứng khoán, bởi lo ngại việc all-in rồi gặp rủi ro như cuối năm 2022”, ông Nguyễn Thế Minh nói. Tỷ lệ tài khoản mở mới vẫn duy trì ở ngưỡng 100.000 tài khoản mỗi tháng nhưng theo chuyên gia này, con số hoạt động thực tế thấp hơn đáng kể.

Cùng quan điểm, một số chuyên gia khác cũng cho rằng lo ngại thị trường còn điều chỉnh sâu hơn khiến nhà đầu tư dè dặt bắt đáy.

“Chim sợ cành cong là tâm lý hiện tại của nhiều nhà đầu tư”, trưởng phòng tư vấn một công ty chứng khoán tại Hà Nội nhận xét. “Thay vì cố gắng ‘dò đáy’ rồi liên tục phải cắt lỗ, nhà đầu tư giờ chấp nhận mua giá cao hơn khi xu hướng thị trường trở nên rõ ràng”.

Bài học từ năm 2022 và nhịp điều chỉnh gần đây tạo ra tâm lý thận trọng. Trong tháng 9, VN-Index giảm hơn 100 điểm, lần lượt các ngưỡng hỗ trợ được xem là “cứng” như 1.200, 1.170 hay 1.150 đều bị phá vỡ. Nếu nhà đầu tư mua vào ở những ngưỡng này hầu hết đều chịu lỗ.

Đánh giá về xu hướng hiện nay, ông Minh cho rằng triển vọng trung hạn của thị trường đang gặp thách thức trước những áp lực về vĩ mô. Đường cong lợi suất trái phiếu Mỹ bắt đầu dịch chuyển theo hướng bất lợi tạo áp lực lên tỷ giá. Chỉ số USD Dollar Index liên tục tăng cao trong những tháng gần đây, hiện lên ngưỡng 107 điểm, tăng hơn 7% chỉ sau ba tháng.

Cơ quan quản lý đang phải giải quyết đồng thời hai nan đề khó, ổn định tỷ giá và ổn định lãi suất. Giải pháp trước mắt là hút tiền đồng qua kênh tín phiếu cũng phần nào khiến thanh khoản bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, ở chiều hướng tích cực, chuyên gia từ Yuanta cho rằng thị trường vẫn còn những điểm sáng. Nhiều cổ phiếu đã giảm sâu từ mức đỉnh khi VN-Index vận động quanh ngưỡng 1.250 điểm, với định giá hấp dẫn hơn. Nhiều cổ phiếu rơi vào tình trạng quá bán, giảm sâu so với giá trị sổ sách.

Minh Sơn

Tại sao chứng khoán giảm sâu nhưng tiền vẫn ‘ngại’ bắt đáy

Chuyên gia cho rằng tâm lý “chim sợ cành cong” cùng việc nhà đầu tư sợ rủi ro, hạn chế dùng margin khiến thị trường rơi nhanh với thanh khoản thấp.

Sắc đỏ vẫn là gam màu chủ đạo của thị trường chứng khoán những phiên gần đây. Sau hai lần thất bại ở ngưỡng 1.250 điểm, VN-Index giảm liên tiếp về sát ngưỡng 1.100 điểm.

Khác với chuỗi tăng trước đó, đà giảm của thị trường diễn ra với những phiên giảm có biên độ cao, đồ thị là những đường đổ dốc.

Một điểm khác biệt nữa là thanh khoản. Giai đoạn giữa năm, thanh khoản bình quân của thị trường có những tháng vượt 20.000 tỷ đồng, nhiều phiên ghi nhận mức tỷ USD. Giá trị giao dịch của HoSE thường bùng nổ ở những phiên chỉ số giảm mạnh hay hồi phục với biên độ trên 10 điểm.

Hiện tại, dù nhịp hồi lại hay giảm sâu, tiền vào chứng khoán vẫn ở mức thấp. Điều này càng thêm khó hiểu khi lãi suất tiết kiệm xuống thấp kỷ lục. Lãi suất và chứng khoán vốn là hai chỉ tiêu ngược chiều, lãi suất thấp là tiền đề giúp chứng khoán tăng lên. Tuy nhiên, ở hiện tại thanh khoản những phiên cao cũng chỉ tương đương trung bình giai đoạn giữa năm. Nếu không đột biến, con số này chỉ còn quanh ngưỡng 12.000-14.000 tỷ đồng, giảm 30-40%.

“Một phần vấn đề nằm ở việc vay margin bên ngoài”, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty chứng khoán Yuanta bình luận.

Vay margin “kho” là thuật ngữ chỉ một cách sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với dùng margin trực tiếp từ công ty chứng khoán. “Kho” trong trường hợp này là một số tài khoản quy mô lớn. Nhà đầu tư thường sử dụng hợp đồng ủy thác và chuyển tiền trực tiếp cho bên “kho”, báo mã cổ phiếu cần mua. Toàn bộ rủi ro khi giá chứng khoán giảm sẽ tính trên số tiền nhà đầu tư ký quỹ.

Thông thường, mức margin cao nhất nhà đầu tư được cấp ở các công ty chứng khoán là 1:1. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư sử dụng “kho”, hạn mức vay có thể là 1:5, thậm chí 1:10 hoặc cao hơn. Ví dụ khách hàng có 1 tỷ đồng và sử dụng margin 1:10 của “kho”, hạn mức mua chứng khoán sẽ được cấp là 10 tỷ đồng. Nhưng với tỷ lệ này, chỉ cần danh mục giảm bằng một phiên sàn là tài khoản sẽ ở ngưỡng thanh lý vị thế.

Tại sao vay “kho” lại là vấn đề của thị trường hiện nay? Theo ông Minh, ở nhịp tăng gần đây, công cụ này được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Trong giai đoạn “uptrend”, dùng đòn bẩy cao mang lại tỷ suất sinh lời đột biến. Có thời điểm, quy mô vay margin “kho” bằng một nửa vay margin chính thống toàn thị trường.

Nhưng khi thị trường giảm, công cụ này như “con dao hai lưỡi” có thể khiến nhà đầu tư mất toàn bộ thành quả, thậm chí cả vốn gốc chỉ sau vài phiên lao dốc. Chỉ cần mã cổ phiếu sở hữu giảm sàn 1-2 phiên, nhiều tài khoản đến ngưỡng phải xử lý.

“Hiện tại thị trường vẫn chưa xảy ra call margin diện rộng từ công ty chứng khoán, động thái bán ra ồ ạt chủ yếu từ việc vay margin bên ngoài với tỷ lệ đòn bẩy cao. Điều này cũng lý giải tại sao thị trường thường giảm mạnh vào phiên ATC khi lực bán bất ngờ tăng mạnh”, ông Minh giải thích và cho biết thêm, nguồn cung tăng lên, trong khi nhà đầu tư không sử dụng công cụ này để bắt đáy khiến thị trường rơi nhanh với thanh khoản ở mức thấp.




Giao dịch tại quầy một công ty chứng khoán tại TP HCM, vào tháng 2/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Giao dịch tại quầy một công ty chứng khoán tại TP HCM, vào tháng 2/2022. Ảnh: Quỳnh Trần

Ngoài vấn đề này, theo giới chuyên gia, yếu tố niềm tin và thị trường thiếu dòng tiền mới cũng là một phần lý do.

Diễn biến trong nửa cuối năm 2022 là một bài học mà đến nay nhiều nhà đầu tư vẫn chưa quên. Bối cảnh hiện tại và cuối năm trước cũng có một phần tương đồng khi tỷ giá tăng mạnh, dù nhiều yếu tố khác đã thay đổi.

Với vấn đề lãi suất, chỉ báo này và chứng khoán được đánh giá là ngược chiều nhau khi lãi suất tăng, chứng khoán giảm và ngược lại. Tuy nhiên, giai đoạn hiện tại khi lãi suất liên tục xuống thấp nhưng chứng khoán vẫn chìm trong sắc đỏ do ảnh hưởng từ những biến số khác, như tỷ giá.

“Nhà đầu tư có thể chỉ chuyển một phần tiền tiết kiệm qua đầu tư chứng khoán, bởi lo ngại việc all-in rồi gặp rủi ro như cuối năm 2022”, ông Nguyễn Thế Minh nói. Tỷ lệ tài khoản mở mới vẫn duy trì ở ngưỡng 100.000 tài khoản mỗi tháng nhưng theo chuyên gia này, con số hoạt động thực tế thấp hơn đáng kể.

Cùng quan điểm, một số chuyên gia khác cũng cho rằng lo ngại thị trường còn điều chỉnh sâu hơn khiến nhà đầu tư dè dặt bắt đáy.

“Chim sợ cành cong là tâm lý hiện tại của nhiều nhà đầu tư”, trưởng phòng tư vấn một công ty chứng khoán tại Hà Nội nhận xét. “Thay vì cố gắng ‘dò đáy’ rồi liên tục phải cắt lỗ, nhà đầu tư giờ chấp nhận mua giá cao hơn khi xu hướng thị trường trở nên rõ ràng”.

Bài học từ năm 2022 và nhịp điều chỉnh gần đây tạo ra tâm lý thận trọng. Trong tháng 9, VN-Index giảm hơn 100 điểm, lần lượt các ngưỡng hỗ trợ được xem là “cứng” như 1.200, 1.170 hay 1.150 đều bị phá vỡ. Nếu nhà đầu tư mua vào ở những ngưỡng này hầu hết đều chịu lỗ.

Đánh giá về xu hướng hiện nay, ông Minh cho rằng triển vọng trung hạn của thị trường đang gặp thách thức trước những áp lực về vĩ mô. Đường cong lợi suất trái phiếu Mỹ bắt đầu dịch chuyển theo hướng bất lợi tạo áp lực lên tỷ giá. Chỉ số USD Dollar Index liên tục tăng cao trong những tháng gần đây, hiện lên ngưỡng 107 điểm, tăng hơn 7% chỉ sau ba tháng.

Cơ quan quản lý đang phải giải quyết đồng thời hai nan đề khó, ổn định tỷ giá và ổn định lãi suất. Giải pháp trước mắt là hút tiền đồng qua kênh tín phiếu cũng phần nào khiến thanh khoản bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, ở chiều hướng tích cực, chuyên gia từ Yuanta cho rằng thị trường vẫn còn những điểm sáng. Nhiều cổ phiếu đã giảm sâu từ mức đỉnh khi VN-Index vận động quanh ngưỡng 1.250 điểm, với định giá hấp dẫn hơn. Nhiều cổ phiếu rơi vào tình trạng quá bán, giảm sâu so với giá trị sổ sách.

Minh Sơn

Chứng khoán tăng trở lại

Bên mua quyết liệt hơn giúp thị trường có nhịp hồi lên trong phiên 4/10, với sự dẫn dắt của cổ phiếu VIC, nhóm chứng khoán và thép, nhưng thanh khoản vẫn ở mức thấp.

Giới phân tích tỏ ra thận trọng về diễn biến phiên hôm nay, điều này đã phần nào được thể hiện qua giao dịch sau ATO. VN-Index mở cửa giảm hơn 10 điểm với sắc đỏ chiếm áp đảo trên bảng điện. Nhịp giảm mạnh cuối phiên 3/10, về dưới ngưỡng hỗ trợ 1.120 điểm khiến nhiều nhà đầu tư chọn cách quan sát thay vì bắt đáy.

Áp lực giảm duy trì cho tới sau 10h nhưng biên độ dần được thu hẹp. Lực cầu thăm dò tham gia tích cực hơn, trong khi áp lực bán ra giảm bớt giúp thị trường bắt đầu hồi lên.

Dù vậy, xu hướng tích cực chỉ thực sự trở lại vào phiên chiều. Các mã trụ như nhóm Vingroup, cổ phiếu chứng khoán và thép đồng loạt tăng giúp VN-Index vượt 1.120 điểm. Sắc xanh dần lan rộng, có lúc chỉ số của HoSE tăng lên 1.133 điểm trước khi thu hẹp trong ATC.

Chốt phiên, VN-Index dừng tại 1.128,67 điểm, tăng 10,57 điểm (0,95%) so với phiên trước. VN30-Index tăng hơn 7,6 điểm (0,68%) lên 1.138,5 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index có thêm 1,5%, còn UPCOM-Index tăng gần 1%.

Sắc xanh chiếm áp đảo vào cuối phiên, với sàn HoSE có 339 cổ phiếu tăng giá so với 146 mã giảm. Riêng nhóm VN30, 18/30 mã bluechip chốt phiên trong sắc xanh.

Nhóm dịch vụ tài chính có mức tăng mạnh nhất trong các nhóm ngành, với 3,35%. Trong đó, SSI là cổ phiếu tích cực nhất nhóm VN30 khi chốt phiên có thêm 5,1%, BSI, FTS tăng kịch trần, SHS, PSI tăng hơn 6%. Cổ phiếu chứng khoán cũng đứng đầu về giá trị giao dịch, với SSI đạt hơn 1.050 tỷ đồng, VIX giao dịch hơn 670 tỷ, VND là gần 635 tỷ đồng.

Ở nhóm vốn hóa lớn, VIC là cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index với gần 1,6 điểm khi mã này tăng 3,6%. STB tăng 3,4%, VRE, GVR, BID có thêm hơn 2%.

Thanh khoản toàn thị trường đạt gần 17.400 tỷ đồng, trong đó thanh khoản trên sàn HoSE ghi nhận gần 15.000 tỷ đồng, giảm hơn 7.400 tỷ đồng so với phiên trước. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua ròng gần 188 tỷ đồng.

Minh Sơn

VN-Index giảm hơn 37 điểm

Cổ phiếu trên sàn HoSE chìm trong sắc đỏ khi nhà đầu tư đua nhau bán tháo, VN-Index chốt phiên giảm hơn 37 điểm, về dưới 1.120 điểm, thấp nhất ba tháng.

Sau phiên ATO đi ngang, chỉ số đại diện thị trường TP HCM giảm 22 điểm chỉ trong khoảng 10 phút. VN-Index chìm trong sắc đỏ, giằng co quanh 1.130-1.140 điểm ở phần lớn thời gian giao dịch sáng nay. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phía giảm giá, phần lớn cổ phiếu đều vào tình trạng bị bán tháo liên tục.

Những phút cuối phiên sáng, áp lực bán lan rộng, nhất là nhóm bluechip, đã đẩy VN-Index về dưới mốc 1.130 điểm. Chỉ số này dừng ở 1.126,5 điểm trước giờ nghỉ trưa, tức giảm gần 29 điểm so với chốt phiên hôm qua.

Sang đầu giờ chiều, áp lực bán tháo tiếp tục dâng cao khiến nhiều mã có lúc nằm sàn như DIG, VIX, GEX, NVL, DXG, HSG. Một số mã vốn có thanh khoản lớn cũng đã xuất hiện tình trạng trắng bên mua.

Khoảng 13h20, VN-Index lùi về hơn 36 điểm, chính thức thủng 1.120 điểm – mốc hỗ trợ quan trọng của xu hướng tăng giá (uptrend) thời gian qua. Sau đó, mốc này được lấy lại và chỉ số đại diện sàn HoSE dần kiểm tra vùng 1.130 điểm nhưng không thành công.




Sắc đỏ bao trùm nhiều mã chứng khoán hôm nay. Ảnh: Tất Đạt

Sắc đỏ bao trùm nhiều mã chứng khoán hôm nay. Ảnh: Tất Đạt

Những phút cuối phiên, bên bán một lần nữa áp đảo khiến VN-Index đi xuống mạnh và chốt ngày ở 1.118 điểm, giảm hơn 37 điểm so với hôm qua. Như vậy, VN-Index đang ở vùng thấp nhất kể từ ngày 20/6, tức hơn 3 tháng qua.

Đà giảm điểm hôm nay có diễn biến xấu hơn hẳn những kịch bản mà nhiều công ty chứng khoán đưa ra gần đây. Toàn sàn HoSE có 481 cổ phiếu giảm, nhiều hơn 13 lần so với lượng cổ phiếu tăng và chiếm hơn 87% tổng số mã trên sàn này. Trong đó, thị trường TP HCM ghi nhận 53 mã giảm hết biên độ. Chỉ số ngành ở tất cả nhóm cổ phiếu đều đi lùi, mạnh nhất là dịch vụ tài chính, tài nguyên, dầu khí, hóa chất, bán lẻ và bất động sản.

Theo thống kê của VNDirect, top 10 cổ phiếu làm giảm điểm thị trường nhiều nhất đều là các mã bluechip như BID, VIC, HPG, VHM.

Sắc đỏ bao trùm phần lớn bảng điện ngành chứng khoán. Trừ FTS, toàn bộ mã có thanh khoản trăm tỷ đồng đều giảm từ 5,9% trở lên như SSI, SHS, HCM, MBS. Các cổ phiếu có thanh khoản trung bình cũng giảm từ 3-6%. Chốt phiên, VND, VIX và VCI là các cổ phiếu giao dịch trên trăm tỷ và giảm hết biên độ. Ngoài ra ngành này còn có các mã chạm sàn như BSI, CTS, AGR, ORS.

SSI là mã được giao dịch nhiều nhất thị trường hôm nay với hơn 1.300 tỷ đồng. Thị giá mã này mất 5,9% so với tham chiếu, bên bán chủ động chiếm gần 60% lượng khớp lệnh.

Bất động sản hôm nay ghi nhận loạt cổ phiếu thanh khoản trăm tỷ có thị giá giảm hết biên độ gồm DIG, NVL, DXG, PDR, CEO, CII, TCH và HDC.

Nhóm thép cũng chìm trong sắc đỏ. Phần lớn các mã đều giảm từ 4% trở lên. Trong đó, HPG – cổ phiếu có thanh khoản cao thứ hai toàn thị trường – sụt 5,3% với gần hai phần ba khớp lệnh là bán chủ động. Hai cổ phiếu HSG và NKG cùng hạ về giá sàn.

Thanh khoản trên sàn HoSE hôm nay đạt trên 21.000 tỷ đồng, cao hơn 83% so với hôm qua. Thị trường tiếp tục diễn ra tình trạng, điểm số suy giảm nhưng thanh khoản tăng, cho thấy áp lực bán vẫn rất lớn. Nhà đầu tư ngoại quay lại bán ròng hơn 150 tỷ đồng hôm nay.

Trong cuộc họp nhà đầu tư sáng nay, bà Nguyễn Thị Hoài Thu – Giám đốc khối Đầu tư VinaCapital – nêu quan điểm trong ngắn hạn, thị trường sẽ còn biến động. Đây là “chuyện bình thường và dễ hiểu” vì VN-Index đã có một đà tăng tốt trong thời gian dài nên cần điều chỉnh để đi tiếp.

Bà khuyên nhà đầu tư dài hạn không nên lo lắng vì về lâu dài chứng khoán sẽ diễn biến tích cực khi tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp cho năm sau và thị trường vẫn trong mức định giá hấp dẫn.

Riêng phiên hôm nay, VinaCapital cho rằng nhà đầu tư đang theo dõi diễn biến của Hội nghị Trung ương 8 khóa 13 diễn ra ở Hà Nội. Đây là một trong những yếu tố mà thị trường cân nhắc và có thể ảnh hưởng đến diễn biến chỉ số trong ngắn hạn.

Tất Đạt

VN-Index giảm hơn 37 điểm

Cổ phiếu trên sàn HoSE chìm trong sắc đỏ khi nhà đầu tư đua nhau bán tháo, VN-Index chốt phiên giảm hơn 37 điểm, về dưới 1.120 điểm.

Sau phiên ATO đi ngang, chỉ số đại diện thị trường TP HCM giảm ngay 22 điểm chỉ trong khoảng 10 phút. VN-Index chìm trong sắc đỏ, giằng co quanh 1.130-1.140 điểm trong phần lớn thời gian giao dịch sáng nay. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phía giảm giá, phần lớn cổ phiếu đều vào tình trạng bị bán tháo liên tục.

Những phút cuối phiên sáng, áp lực bán lan rộng, nhất là nhóm bluechip, đã đẩy VN-Index về dưới mốc 1.130 điểm. Chỉ số này dừng ở 1.126,5 điểm trước giờ nghỉ trưa, tức giảm gần 29 điểm so với chốt phiên hôm qua.

Sang đầu giờ chiều, áp lực bán tháo tiếp tục dâng cao khiến nhiều mã có lúc nằm sàn như DIG, VIX, GEX, NVL, DXG, HSG. Nhiều mã vốn có thanh khoản lớn đã xuất hiện tình trạng trắng bên mua.

Khoảng 13h20, VN-Index lùi về hơn 36 điểm, chính thức thủng 1.120 điểm – mốc hỗ trợ quan trọng của xu hướng tăng giá (uptrend) thời gian qua. Sau đó, mốc này được lấy lại và chỉ số đại diện sàn HoSE dần kiểm tra vùng 1.130 điểm nhưng không thành công.




Sắc đỏ bao trùm nhiều mã chứng khoán hôm nay. Ảnh: Tất Đạt

Sắc đỏ bao trùm nhiều mã chứng khoán hôm nay. Ảnh: Tất Đạt

Những phút cuối phiên, bên bán một lần nữa áp đảo khiến VN-Index đi xuống mạnh và chốt ở 1.118 điểm, giảm hơn 37 điểm so với hôm qua. Như vậy, VN-Index đang ở vùng thấp nhất kể từ ngày 20/6, tức hơn 3 tháng qua.

Đà giảm điểm hôm nay có diễn biến xấu hơn hẳn những kịch bản mà nhiều công ty chứng khoán đưa ra gần đây. Toàn sàn HoSE có 481 cổ phiếu giảm, nhiều hơn 13 lần so với lượng cổ phiếu tăng và chiếm hơn 87% tổng số mã trên sàn này. Trong đó, thị trường TP HCM ghi nhận 53 mã giảm hết biên độ. Chỉ số ngành ở tất cả nhóm cổ phiếu đều đi lùi, mạnh nhất là dịch vụ tài chính, tài nguyên, dầu khí, hóa chất, bán lẻ và bất động sản.

Theo thống kê của VNDirect, top 10 cổ phiếu làm giảm điểm thị trường nhiều nhất đều là các mã bluechip như BID, VIC, HPG, VHM…

Sắc đỏ bao trùm phần lớn bảng điện ngành chứng khoán. Trừ FTS, toàn bộ mã có thanh khoản trăm tỷ đồng đều giảm từ 5,9% trở lên như SSI, SHS, HCM, MBS. Các cổ phiếu có thanh khoản trung bình cũng giảm từ 3-6%. Chốt phiên, VND, VIX và VCI là các cổ phiếu giao dịch trên trăm tỷ và giảm hết biên độ. Ngoài ra ngành này còn có các mã chạm sàn như BSI, CTS, AGR, ORS…

SSI là mã được giao dịch nhiều nhất thị trường hôm nay với hơn 1.300 tỷ đồng. Thị giá mã này mất 5,9% so với tham chiếu, bên bán chủ động chiếm gần 60% lượng khớp lệnh.

Các mã trụ của ngành bất động sản cũng mất giá mạnh. Ngành này ghi nhận loạt cổ phiếu thanh khoản trăm tỷ có thị giá giảm hết biên độ gồm DIG, NVL, DXG, PDR, CEO, CII, TCH và HDC.

Nhóm thép cũng chìm trong sắc đỏ. Phần lớn các mã đều giảm từ 4% trở lên. Trong đó, HPG – cổ phiếu có thanh khoản cao thứ hai toàn thị trường – đi lùi 5,3% về thị giá với gần hai phần ba khớp lệnh là bán chủ động. Hai cổ phiếu HSG và NKG cùng hạ về giá sàn.

Thanh khoản trên sàn HoSE hôm nay đạt hơn 21.000 tỷ đồng, cao hơn 83% so với hôm qua. Thị trường tiếp tục diễn ra tình trạng, điểm số suy giảm nhưng thanh khoản tăng, cho thấy áp lực bán vẫn rất lớn. Nhà đầu tư ngoại quay lại bán ròng hơn 150 tỷ đồng hôm nay.

Trong cuộc họp nhà đầu tư sáng nay, bà Nguyễn Thị Hoài Thu – Giám đốc khối Đầu tư VinaCapital – nêu quan điểm trong ngắn hạn, thị trường sẽ còn biến động. Đây là “chuyện bình thường và dễ hiểu” vì VN-Index đã có một đà tăng tốt trong thời gian dài nên cần điều chỉnh để đi tiếp.

Bà khuyên nhà đầu tư dài hạn không nên lo lắng vì về lâu dài chứng khoán sẽ diễn biến tích cực khi tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp cho năm sau và thị trường vẫn trong mức định giá hấp dẫn.

Riêng phiên hôm nay, VinaCapital cho rằng nhà đầu tư đang theo dõi diễn biến của Hội nghị Trung ương 8 khóa 13 diễn ra ở Hà Nội. Đây là một trong những yếu tố mà thị trường cân nhắc và có thể ảnh hưởng đến diễn biến chỉ số trong ngắn hạn.

Tất Đạt

Chứng khoán bị bán tháo

Hơn 90% cổ phiếu trên sàn HoSE chìm trong sắc đỏ khi nhà đầu tư đua nhau bán tháo, khiến VN-Index sáng nay giảm gần 29 điểm.

Sau phiên ATO đi ngang, chỉ số đại diện sàn TP HCM giảm ngay 22 điểm chỉ trong khoảng 10 phút. VN-Index chìm trong sắc đỏ, giằng co quanh 1.130-1.140 điểm ở phần lớn thời gian giao dịch buổi sáng. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phía giảm giá, phần lớn cổ phiếu đều vào tình trạng bị bán tháo liên tục.

Những phút cuối phiên sáng, áp lực bán lan rộng, nhất là nhóm bluechip, đã đẩy VN-Index về dưới mốc 1.130 điểm. Chỉ số này dừng ở 1.126,5 điểm trước giờ nghỉ trưa, tức giảm gần 29 điểm so với chốt phiên hôm qua.

Toàn sàn HoSE có 474 cổ phiếu giảm, chiếm gần 91% tổng số mã trên sàn này. Chỉ số ngành ở tất cả nhóm cổ phiếu đều đi lùi, mạnh nhất là dịch vụ tài chính, tài nguyên, dầu khí, hóa chất, bán lẻ và bất động sản. Theo thống kê của VNDirect, top 10 cổ phiếu làm giảm điểm thị trường nhiều nhất đều là các mã bluechip như VIC, HPG, BID, VPB…




Sàn HoSE có 474 cổ phiếu giảm, trong khi chỉ ghi nhận 32 cổ phiếu tăng; rổ VN30 có đến 29 mã giảm. Ảnh: VNDirect

Sàn HoSE có 474 cổ phiếu giảm, trong khi chỉ ghi nhận 32 cổ phiếu tăng; rổ VN30 có đến 29 mã giảm. Ảnh: VNDirect

Sắc đỏ bao trùm phần lớn bảng điện ngành chứng khoán. Toàn bộ mã có thanh khoản trăm tỷ đều giảm từ 4% trở lên gồm SSI, VND, SHS, VIX, VCI, và HCM. Các cổ phiếu có thanh khoản trung bình cũng giảm từ 3-6%. SSI là mã được giao dịch nhiều nhất thị trường sáng nay với hơn 610 tỷ đồng. Thị giá mã này mất 4% so với tham chiếu, bên bán chủ động chiếm hơn hai phần ba lượng khớp lệnh.

Nhóm thép cũng đi xuống khi phần lớn các mã đều giảm từ 3% trở lên. Trong đó, HPG – cổ phiếu có thanh khoản cao thứ hai toàn thị trường- đi lùi 4,6% với gần 70% khớp lệnh là bán chủ động. Đây cũng là mã góp mức giảm nhiều thứ hai cho VN-Index. Hai cổ phiếu HSG và NKG lần lượt giảm 6% và 5% so với tham chiếu.

Các mã trụ của ngành bất động sản cũng sụt hơn 4% thị giá trong sáng nay. Riêng DIG và DXG dẫn đầu về thanh khoản, lần lượt giảm 6,2% và 6,3%. VIC đóng cửa trước giờ nghỉ trưa ở 45.000 đồng một đơn vị, mất 4,1%. Theo VNDirect, đây là cổ phiếu góp mức giảm nhiều nhất cho thị trường.

Thanh khoản trên sàn HoSE sáng nay đạt khoảng 9.400 tỷ đồng, cao hơn gần gấp đôi so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường tiếp tục diễn ra tình trạng, điểm số suy giảm nhưng thanh khoản tăng, cho thấy áp lực bán vẫn rất lớn.

Trong cuộc họp nhà đầu tư sáng nay, ông Andy Hồ – Tổng giám đốc Hội đồng đầu tư VinaCapital – lý giải thị trường giảm điểm có thể do nhà đầu tư quan tâm đến diễn biến của Hội nghị Trung ương 8 khóa 13 đang diễn ra tại Hà Nội. Đây là những yếu tố mà thị trường cân nhắc và có thể ảnh hưởng đến diễn biến chỉ số trong ngắn hạn.

Tất Đạt