Chứng khoán

Chứng khoán đảo chiều tăng

Lực cầu bắt đáy nửa cuối phiên chiều giúp VN-Index hôm nay lấy lại mốc hỗ trợ 1.150 điểm và tăng 16 điểm so với hôm qua, dứt mạch giảm 4 phiên liên tiếp.

Chỉ số đại diện sàn HoSE mở cửa tăng nhẹ sau phiên ATO. Ngay sau đó, thị trường bắt đầu rung lắc kéo VN-Index về dưới tham chiếu. Nhờ một số cổ phiếu trụ giữ đà tăng nhẹ như VCB, BID, VRE, SSI, MSN nên VN-Index không giảm sâu.

Đến cuối phiên sáng, nhà đầu tư bắt đầu xả hàng khiến chỉ số này giảm một mạch, thủng mốc 1.130 điểm. Một lần nữa, bên mua xuất hiện đã nâng đỡ thị trường trách mất điểm sâu.

Sang buổi chiều, sắc đỏ tiếp tục duy trì kèm các đợt giằng co quanh tham chiếu. Đến sau 14h, lực cầu bắt đáy mới xuất hiện mạnh, nhất là các mã bluechip.

VN-Index đóng cửa ở 1.153,8 điểm, tăng gần 16 điểm so với hôm qua. Thị trường lấy lại sắc xanh sau 4 phiên giảm liên tiếp, tổng cộng sụt hơn 88 điểm. Chỉ số hai sàn HNX và UPCoM cũng đồng loạt tăng trong hôm nay.

Toàn sàn HoSE có 308 cổ phiếu tăng, cao hơn hẳn so với 191 cổ phiếu giảm. Sàn này ghi nhận 11 mã tăng kịch trần, trong đó có nhiều mã đạt thanh khoản tốt như GEX, PDR, FTS, PC1, HDC, CTS, BSI, BAF.

Chứng khoán tiếp tục là nhóm nâng đỡ thị trường với chỉ số ngành tăng mạnh nhất. SSI có phiên thứ hai liên tiếp khoác sắc xanh và được giao dịch nhiều nhất thị trường với hơn 1.000 tỷ đồng. Mã này nhiều lần kiểm tra mức giá trần trước khi chốt phiên tăng 6,8%.

Nhiều cổ phiếu ngành này có thanh khoản lớn và tăng mạnh như VIX, VND, SHS, VCI, HCM, đều tăng từ 5% trở lên so với tham chiếu. Ngoài ra, toàn ngành có 5 mã tăng hết biên độ.

Thị trường còn được kéo điểm nhờ đóng góp của nhóm hóa chất, dầu khí, bất động sản và ngân hàng. Theo VNDirect, VCB là cổ phiếu góp mức tăng nhiều nhất hôm nay. Theo sau lần lượt là MSN, VPB, GVR, CTG…

Nhìn chung thị trường giao dịch kém sôi động hơn hôm qua. Thanh khoản toàn sàn HoSE đạt gần 18.200 tỷ đồng, giảm 16%. Dòng tiền của nhà đầu tư tập trung vào nhóm dịch vụ tài chính, bất động sản và ngân hàng.

Khối ngoại có phiên mua ròng thứ ba liên tiếp, đạt hơn 300 tỷ đồng. GEX dẫn đầu với giá trị mua ròng hơn 100 tỷ, theo sau là GAS, BSR, MWG.

Tất Đạt

Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam làm thành viên của WFE

Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) vừa được kết nạp làm thành viên chính thức của Liên đoàn các Sở giao dịch chứng khoán Thế giới (WFE).

Tại Hội nghị thường niên năm 2023 của Liên đoàn các Sở giao dịch chứng khoán Thế giới diễn ra ngày 19-21/9, Đại Hội đồng WFE đã bỏ phiếu thống nhất kết nạp Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam làm thành viên chính thức.




Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam xuất hiện trong danh sách thành viên của WFE. Ảnh: WFE

Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam xuất hiện trong danh sách thành viên của WFE. Ảnh: WFE

Theo VNX, sự kiện này là một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập, góp phần quảng bá, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, các sở giao dịch thành viên (HoSE, HNX) cũng sẽ nhận được những lợi ích tương tự thành viên chính thức.

VNX được thành lập cuối năm 2020 và chính thức hoạt động từ giữa 2021 theo mô hình công ty mẹ – công ty con với mục tiêu thống nhất về mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách, tư duy phát triển và hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ thị trường chứng khoán. VNX hiện có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, do Bộ Tài chính đại diện nhà nước sở hữu 100% vốn.

Trước đây, HoSE và HNX cũng là thành viên của Liên đoàn Các Sở giao dịch chứng khoán thế giới. Từ năm 2022, hai sở này rời tư cách thành viên để Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam xúc tiến các bước, làm đầu mối tham gia thành viên các hiệp hội, tổ chức quốc tế.

Việc trở thành thành viên chính thức của WFE, theo đại diện VNX, cũng là một phần trong nỗ lực thống nhất đầu mối hợp tác quốc tế, giúp cho công tác đối ngoại có sự nhất quán, hiệu quả, tiết kiệm.

Ngoài ra, khi có tư cách thành viên của WFE thì dòng vốn ngoại chảy vào các quỹ ETF sẽ không bị hạn chế. Chẳng hạn, theo quy định của Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan (SET), các công ty chỉ được phép rót vốn vào sản phẩm ETF tại các quốc gia có sở giao dịch chứng khoán là thành viên của WFE.

Được thành lập năm 1961, WFE là hiệp hội của ngành chứng khoán toàn cầu. Có trụ sở chính tại London, Liên đoàn các Sở giao dịch chứng khoán thế giới đại diện cho hơn 250 nhà cung cấp cơ sở hạ tầng thị trường, bao gồm cả các đơn vị thanh toán bù trừ độc lập không thuộc các sàn giao dịch. Các Sở giao dịch thuộc WFE là thị trường của hơn 50.000 công ty niêm yết và vốn hóa thị trường của nhóm này là hơn 100.000 tỷ USD.

Năm ngoái, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam cũng đã trở thành thành viên của Hiệp hội các Sở giao dịch chứng khoán khu vực Đông Nam Á (ASEAN Exchanges), Diễn đàn Thị trường Trái phiếu ASEAN (ABMF), và Liên đoàn các Sở giao dịch chứng khoán châu Á và châu Đại Đương (AOSEF).

Minh Sơn

Công ty bầu Đức muốn huy động 1.300 tỷ đồng

Hoàng Anh Gia Lai dự kiến chào bán riêng lẻ 130 triệu cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng, ước tính số tiền thu được 1.300 tỷ dùng trả nợ và bổ sung vốn cho công ty con.

Đây là kế hoạch vừa được cổ đông Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) thông qua tại đại hội bất thường hôm 26/9 tại Gia Lai.

Thành phần tham gia là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, số lượng dưới 100 người. Thời gian thực hiện sau khi được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt chào bán là 1.300 tỷ đồng dùng bổ sung vốn lưu động cho công ty con, thanh toán các khoản nợ của tập đoàn.

Cụ thể, công ty của bầu Đức sẽ dùng 323 tỷ đồng thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu phát hành ngày 18/6/2012; cơ cấu lại khoản nợ tại TPBank cho công ty con là Gia súc Lơ Pang (277 tỷ đồng); bổ sung vốn lưu động và cơ cấu lại nợ cho công ty con Hưng Thắng Lợi Gia Lai (700 tỷ đồng). Thời gian giải ngân dự kiến từ 2023-2024.

Chốt phiên giao dịch 26/9, cổ phiếu HAG có giá 7.510 đồng. Như vậy, số cổ phiếu sắp phát hành cao hơn thị giá hiện nay 33%.

Trước đó, hồi tháng 9/2022, HAG từng triển khai phương án bán gần 162 triệu cổ phiếu với giá 10.500 đồng, dự kiến thu về 1.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, diễn biến thị trường không phù hợp nên các nhà đầu tư đã từ chối mua, kế hoạch trên thất bại.




Bầu Đức đem sầu riêng chín rụng tới chiêu đãi cổ đông Hoàng Anh Gia Lai chiều 20/8. Ảnh: Thi Hà

Bầu Đức đem sầu riêng chín rụng tới chiêu đãi cổ đông Hoàng Anh Gia Lai tại đại hội nửa đầu năm. Ảnh: Thi Hà

Tháng 8 năm nay, Công ty của bầu Đức đạt doanh thu thuần 660 tỷ đồng. Trong đó, bán chuối mang lại doanh thu lớn nhất cho Hoàng Anh Gia Lai là 338 tỷ đồng, với sản lượng 30.900 tấn. Ở mảng chăn nuôi lợn, doanh nghiệp xuất 32.584 con, thu về 182 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty này có nguồn thu từ phụ trợ đạt 140 tỷ đồng.

Trước đó, tại Hội nghị gặp gỡ nhà đầu tư nửa đầu năm của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Chủ tịch Hội đồng quản trị Đoàn Nguyên Đức cho biết đang nợ ít nhất trong nhóm các doanh nghiệp lớn trên thị trường.

Tính đến 30/6, tổng tài sản của HAG là 21.342 tỷ đồng, tăng so với đầu kỳ. Tổng nợ công ty 15.954 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngân hàng chiếm gần 8.000 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu công ty đạt 5.388 tỷ đồng và đang lỗ lũy kế 2.947 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, ông Đức cho rằng năm nay, công ty sẽ có lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng – mức này xóa được một phần. Sang 2024 lợi nhuận dự kiến 2.000 tỷ đồng, doanh nghiệp dự kiến xóa sạch lỗ lũy kế.

Chia sẻ về kế hoạch kinh doanh nửa cuối năm và 3 năm tới, bầu Đức cho biết chính thức dừng nuôi gà và trồng rau củ vì 2 mảng này sau thời gian thử nghiệm lợi nhuận có nhưng không đáng kể. Sau 10 năm “dò đường” trong nông nghiệp, ông Đức khẳng định không nuôi trồng lan man mà “chốt sổ” 3 trụ cột chính là trồng chuối – nuôi heo – sầu riêng.

Thi Hà

Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là thành viên chính thức của WFE

Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) vừa được kết nạp làm thành viên chính thức của Liên đoàn các Sở giao dịch chứng khoán Thế giới (WFE).

Tại Hội nghị thường niên năm 2023 của Liên đoàn các Sở giao dịch chứng khoán Thế giới diễn ra ngày 19-21/9, Đại Hội đồng WFE đã bỏ phiếu thống nhất kết nạp Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam làm thành viên chính thức.




Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam xuất hiện trong danh sách thành viên của WFE. Ảnh: WFE

Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam xuất hiện trong danh sách thành viên của WFE. Ảnh: WFE

Theo VNX, sự kiện này là một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập, góp phần quảng bá, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, các sở giao dịch thành viên (HoSE, HNX) cũng sẽ nhận được những lợi ích tương tự thành viên chính thức.

VNX được thành lập cuối năm 2020 và chính thức hoạt động từ giữa 2021 theo mô hình công ty mẹ – công ty con với mục tiêu thống nhất về mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách, tư duy phát triển và hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ thị trường chứng khoán. VNX hiện có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, do Bộ Tài chính đại diện nhà nước sở hữu 100% vốn.

Trước đây, HoSE và HNX cũng là thành viên của Liên đoàn Các Sở giao dịch chứng khoán thế giới. Từ năm 2022, hai sở này rời tư cách thành viên để Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam xúc tiến các bước, làm đầu mối tham gia thành viên các hiệp hội, tổ chức quốc tế.

Việc trở thành thành viên chính thức của WFE, theo đại diện VNX, cũng là một phần trong nỗ lực thống nhất đầu mối hợp tác quốc tế, giúp cho công tác đối ngoại có sự nhất quán, hiệu quả, tiết kiệm.

Ngoài ra, khi có tư cách thành viên của WFE thì dòng vốn ngoại chảy vào các quỹ ETF sẽ không bị hạn chế. Chẳng hạn, theo quy định của Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan (SET), các công ty chỉ được phép rót vốn vào sản phẩm ETF tại các quốc gia có sở giao dịch chứng khoán là thành viên của WFE.

Được thành lập năm 1961, WFE là hiệp hội của ngành chứng khoán toàn cầu. Có trụ sở chính tại London, Liên đoàn các Sở giao dịch chứng khoán thế giới đại diện cho hơn 250 nhà cung cấp cơ sở hạ tầng thị trường, bao gồm cả các đơn vị thanh toán bù trừ độc lập không thuộc các sàn giao dịch. Các Sở giao dịch thuộc WFE là thị trường của hơn 50.000 công ty niêm yết và vốn hóa thị trường của nhóm này là hơn 100.000 tỷ USD.

Năm ngoái, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam cũng đã trở thành thành viên của Hiệp hội các Sở giao dịch chứng khoán khu vực Đông Nam Á (ASEAN Exchanges), Diễn đàn Thị trường Trái phiếu ASEAN (ABMF), và Liên đoàn các Sở giao dịch chứng khoán châu Á và châu Đại Đương (AOSEF).

Minh Sơn

Chứng khoán giảm mạnh những phút cuối phiên

VN-Index hôm nay giao dịch sôi động trong phần lớn thời gian và bất ngờ sụt mạnh ở những phút cuối phiên, đóng cửa giảm 15 điểm.

VN-Index đi ngang trong phiên ATO, sau đó tăng gần 6 điểm, lên hơn 1.159 điểm. Ít phút sau, lực bán bắt đầu đổ về, mạnh nhất ở nhóm chứng khoán và bất động sản, khiến chỉ số đại diện sàn HoSE lùi dần về tham chiếu.

Khoảng 9h25, VN-Index mất mốc 1.150 điểm – mốc hỗ trợ quan trọng của đợt xu hướng tăng giá (uptrend) lần này. Sau đó, thị trường giằng co khi một số mã lấy được đà tăng. Dòng tiền bắt đáy càng về sau càng vào mạnh giúp nhiều cổ phiếu bluechip khoác sắc xanh. Nhóm chứng khoán phục hồi nhanh với nhiều mã tăng giá từ 2% trở lên như SSI, SHS, VCI, HCM, MBS và FTS tím trần. Bảng điện nhóm thép – tài nguyên, ngân hàng cũng cải thiện nhờ các mã HPG, CTG, VIB…

Tuy nhiên trong 30 phút trước giờ nghỉ trưa, áp lực bán lại chiếm ưu thế khiến VN-Index giảm gần 8 điểm. Nhà đầu tư giao dịch sôi động hơn khi thanh khoản cả buổi sáng cao gần gấp đôi cùng kỳ hôm qua, đạt hơn 10.200 tỷ đồng.

Đầu giờ chiều, VN-Index tăng nhẹ rồi nhanh chóng lùi về dưới tham chiếu. Nhóm chứng khoán tiếp tục có diễn biến tích cực nhất, ngược lại, nhóm bất động sản đua nhau giảm mạnh.

Sau 14h, dòng tiền đổ về nhóm chứng khoán, thép và ngân hàng giúp VN-Index có lúc được kéo lên hơn 10 điểm. Trong đó, nhóm chứng khoán gồng gánh thị trường với chỉ số ngành tăng mạnh, bỏ xa các nhóm còn lại. Sau nhiều giờ tăng giá khá bền vững, SSI có lúc khớp lệnh với giá trần nhưng chỉ với khối lượng thấp.

Trong 30 phút cuối phiên, VN-Index đột ngột đảo chiều và liên tục mất điểm. Nhóm chứng khoán dù dẫn dắt thị trường cả ngày, bảng điện cũng lần lượt bị sắc đỏ bao phủ, xuất hiện cả mã giảm sàn. Chốt phiên, chỉ số đại diện sàn HoSE giảm hơn 15 điểm so với hôm qua, về khoảng 1.134 điểm.

Tuy giao dịch sôi động trong buổi sáng, thanh khoản ngày hôm nay lại giảm nhẹ so với hôm qua, về khoảng 21.600 tỷ đồng. Khối ngoại duy trì đà mua ròng với hơn 650 tỷ đồng, dẫn đầu là hai mã HPG và SSI.




Sàn HoSE đóng cửa với 317 cổ phiếu giảm, cao hơn gần gấp đôi so với 180 cổ phiếu tăng. Ảnh: VNDirect

Sàn HoSE đóng cửa với 317 cổ phiếu giảm, cao hơn gần gấp đôi so với 180 cổ phiếu tăng. Ảnh: VNDirect

VN-Index giảm điểm nằm trong dự liệu của nhiều công ty chứng khoán. Đây được cho là đà giảm quán tính sau phiên nhà đầu tư bán tháo mạnh khiến VN-Index mất 40 điểm ngày 25/9.

Trong bối cảnh thị trường biến động, ông Đinh Minh Trí – Trưởng phòng Phân tích Chứng khoán Mirae Asset – Khối khách hàng cá nhân, gợi ý một số bước nhà đầu tư có thể cân nhắc.

Trước hết cần xây dựng chiến lược đầu tư, xác định rõ mục tiêu, thời hạn đầu tư và chọn ra chiến lược phù hợp.

Tiếp theo là theo dõi sát cổ phiếu, khi thị trường trong chu kỳ suy giảm (downtrend) rủi ro thường cao, việc mua vào cần có chiến lược hợp lý.

Thứ ba là xác định mức rủi ro, thiết lập mức giới hạn lỗ (stop-loss) và mức lợi nhuận mong đợi. Theo dõi, đánh giá thường xuyên danh mục đầu tư và thực hiện điều chỉnh cần thiết để duy trì mục tiêu rủi ro.

Ông Trí cũng lưu ý cần giữ một phần tiền mặt sẵn có để sử dụng trong trường hợp cần thiết hoặc để mua vào khi thị trường giảm giá. Điều này giúp nhà đầu tư không bị ép phải bán tài sản trong thời điểm không thuận lợi. Ngoài ra, kiểm soát tâm lý cũng rất quan trọng. Nhà đầu tư cần học cách kiểm soát sự hoảng loạn, tham lam và tâm lý đám đông.

Tất Đạt

‘Nhà đầu tư cần giữ tâm lý bình tĩnh sau phiên giảm mạnh’

VinaCapital và Dragon Capital cho rằng các nhà đầu tư cá nhân dễ bị thao túng tâm lý theo hướng giao dịch bất lợi khi nghe tin đồn, vì thế cần bình tĩnh, phân tích thông tin thấu đáo.

Chứng khoán vừa ghi nhận một phiên giảm mạnh với áp lực bán tháo tăng vọt chỉ trong nửa sau của phiên chiều. VN-Index lao dốc, chốt phiên giảm gần 40 điểm (3,34%) xuống 1.153,2 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index cũng mất khoảng 4,8%. Sắc đỏ chiếm áp đảo ở bảng điện với gần 500 mã giảm trên HoSE, trong đó 110 mã giảm kịch sàn.

Theo đánh giá của VinaCapital, thị trường đã có một đợt tăng tốt liên tục gần đây nên xu hướng điều chỉnh là có thể hiểu được, nhất là khi phía trước còn nhiều bất định về tình hình vĩ mô toàn cầu, dẫn tới các quan ngại về tỷ giá và chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, ngoài những lo ngại về diễn biến bất định của vĩ mô, một phần đà giảm đến từ tâm lý nhà đầu tư khi bị ảnh hưởng bởi những tin đồn. Từ thứ 6 tuần trước, thông tin thất thiệt về lãnh đạo công ty quản lý lớn bắt đầu xuất hiện. Thông tin này được chia sẻ nhiều hơn vào đầu phiên chiều nay, trước khi thị trường lao dốc.

Theo VinaCapital, lịch sử thị trường chứng khoán đã cho thấy các nhà đầu tư cá nhân thường dễ bị thao túng tâm lý theo hướng giao dịch bất lợi (mua cao, bán thấp) khi nghe theo các tin đồn này.

“Nhà đầu tư cần giữ tâm lý bình tĩnh khi tham gia thị trường, phân tích mọi thông tin một cách thấu đáo, đầu tư với tầm nhìn dài hạn và dựa trên giá trị căn bản”, đại diện VinaCapital cho biết. Theo tổ chức này, đầu tư dựa vào việc phân tích nền tảng và giá trị nội tại của từng cổ phiếu nên không quá quan tâm tới các tin đồn, đặc biệt là các tin đồn vô căn cứ.




Diễn biến VN-Index trong phiên 25/9. Ảnh: SSI iBoard

Diễn biến VN-Index trong phiên 25/9. Ảnh: SSI iBoard

Tương tự, Dragon Capital cũng cho rằng thị trường “đang chịu áp lực từ các yếu tố vĩ mô toàn cầu”.

Cụ thể, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã báo hiệu khả năng tăng lãi suất vào tháng 11, và kinh tế của Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức đáng kể. Thêm vào đó, thông tin tỷ giá tăng, cùng với việc phát hành tín phiếu điều tiết cung tiền gần đây của Ngân hàng Nhà nước đã khiến tâm lý thị trường trở nên không ổn định. Cùng với việc một số công ty chứng khoán siết chặt đòn bẩy tài chính đã tạo ra một đợt bán tháo mạnh mẽ.

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính tại một số công ty chứng khoán lớn đã giảm khoảng 11% so với đỉnh điểm. Thông thường, trong các giai đoạn điều chỉnh giảm của thị trường trong một xu hướng tăng dài hạn, tỷ lệ đòn bẩy thường phải điều chỉnh sâu hơn, lên đến mức tối đa khoảng 20%.

“Tóm lại, biến động về mặt kinh tế toàn cầu và xu hướng thị trường gần đây chưa tạo ra sự đảo chiều trong xu hướng hiện tại. Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên giữ vững sự bình tĩnh và quan sát trong giai đoạn này”, chuyên gia từ Dragon Capital nói. Quỹ này cũng đánh giá việc rời khỏi thị trường tại thời điểm này có thể không phải là quyết định tốt. Bởi, sự biến động trong khoảng 5-12% trong một chu kỳ tăng giá không phải là điều hiếm gặp.

Trong báo cáo cập nhật sau phiên 25/9, giới phân tích cũng tỏ ra thận trọng về xu hướng thị trường sau phiên giảm sâu.

Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) khuyến nghị các nhà đầu tư tạm thời quan sát thêm diễn biến thị trường và dừng giải ngân mới để chờ đợi mức biến động của thị trường giảm xuống. Đồng thời, nhóm phân tích cho rằng có thể cân nhắc thu gọn lại danh mục với tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp khoảng 20% với ưu tiên nắm giữ là các mã chưa bứt phá mạnh từ nền giá gần nhất hoặc điều chỉnh giảm thấp hơn chỉ số chung.

Theo Công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), động lực trong ngắn hạn của thị trường đã bị suy giảm mạnh, do đó nếu nhịp hồi phục diễn ra trong thời gian tới sẽ chỉ mang tính hồi phục kỹ thuật nhiều hơn.

Cùng quan điểm, Công ty chứng khoán VietCap (VCSC) dự báo nếu VN-Index có thể đóng cửa trên mốc 1.145 điểm, chỉ số sẽ xuất hiện nhịp hồi phục kỹ thuật để kiểm định lại kháng cự EMA100 tại 1.170-1.175 điểm. Tuy nhiên, VN-Index sẽ cần thêm những nỗ lực mua vào để có thể tạo vùng cân bằng.

Minh Sơn

Bán tháo diện rộng, VN-Index giảm gần 40 điểm

Chứng khoán đi ngang trong phiên sáng với trụ đỡ của VHM, nhưng sau 13h30, áp lực bán tháo ồ ạt khiến chỉ số lao dốc, chốt phiên giảm gần 40 điểm.

VN-Index mở cửa hôm nay quanh ngưỡng tham chiếu khi một số mã trụ làm điểm tựa, như VHM, VIC, FPT. Thị trường giằng co, bên cầm cổ phiếu không bán quá quyết liệt, trong khi bên nắm tiền chỉ mua thăm dò. Tới trước giờ nghỉ trưa, với thanh khoản cả phiên sáng chỉ hơn 5.000 tỷ đồng. Trong khi phiên cuối tuần trước, thị trường giao dịch tới cuối phiên sáng đạt hơn 19.000 tỷ.

Sang phiên chiều, nhịp giằng co chỉ kéo dài thêm 30 phút trước khi sắc đỏ chiếm ưu thế. Áp lực bán tăng nhanh kéo chỉ số lùi sâu. VN-Index mất hơn 10 điểm, rồi nhanh chóng nới rộng đà giảm khi nhà đầu tư quyết bán bằng mọi giá. Lực bán nhanh và dứt khoát trong khi lực cầu yếu khiến nhiều mã rơi kịch sàn. Chỉ số của HoSE lao dốc liên tục.

Chốt phiên, VN-Index giảm gần 40 điểm (3,34%), xuống 1.153,2 điểm. VN30-Index giảm 37,75 điểm (3,15%) còn 1.159,94 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index mất 4,79%, trong khi UPCOM-Index giảm hơn 2%.

Sắc đỏ chiếm áp đảo ở bảng điện với gần 500 mã giảm trên HoSE, trong đó 110 mã giảm kịch sàn. Riêng nhóm VN30, 26/30 mã bluechip chốt phiên dưới tham chiếu.




Diễn biến VN-Index ngày 25/9. Ảnh: VNDirect

Diễn biến VN-Index ngày 25/9. Ảnh: VNDirect

Những nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong giai đoạn gần đây, như chứng khoán, bất động sản, thép, ngân hàng, đều lao dốc. Trong VN30, bốn cổ phiếu đóng cửa ở mức giá sàn, gồm VIC, GVR, SSI, SHB. Nhiều mã khác cũng giảm sâu như MSN mất 6,8%, VIB giảm 6,2%, CTG thấp hơn tham chiếu 5,8%, HPG, PLX, POW, VPB giảm hơn 4%.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, trạng thái “trắng bảng bên mua” lan rộng. NVL, DXG, CII, NBB, QCG, HQC, CEO, NLG giảm hết biên độ, nhóm thép (NKG, HSG), nhóm Hoàng Huy (TCH, HHS) hay một số mã nhóm Gelex cũng chung tình trạng.

Chỉ có một số ít nhóm còn giữ sắc xanh, như VNM, SSB, VJC, BSR.

So với những phiên giảm trước, thanh khoản của thị trường hôm nay không quá đột biến. Giá trị giao dịch trên HoSE chỉ gần 23.500 tỷ đồng, với nhóm VN30 giao dịch hơn 9.300 tỷ.

Minh Sơn

‘Nhà đầu tư cần giữ tâm lý bình tĩnh sau phiên giảm mạnh’

VinaCapital và Dragon Capital cho rằng các nhà đầu tư cá nhân dễ bị thao túng tâm lý theo hướng giao dịch bất lợi khi nghe tin đồn, vì thế cần bình tĩnh, phân tích thông tin thấu đáo.

Chứng khoán vừa ghi nhận một phiên giảm mạnh với áp lực bán tháo tăng vọt chỉ trong nửa sau của phiên chiều. VN-Index lao dốc, chốt phiên giảm gần 40 điểm (3,34%) xuống 1.153,2 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index cũng mất khoảng 4,8%. Sắc đỏ chiếm áp đảo ở bảng điện với gần 500 mã giảm trên HoSE, trong đó 110 mã giảm kịch sàn.

Theo đánh giá của VinaCapital, thị trường đã có một đợt tăng tốt liên tục gần đây nên xu hướng điều chỉnh là có thể hiểu được, nhất là khi phía trước còn nhiều bất định về tình hình vĩ mô toàn cầu, dẫn tới các quan ngại về tỷ giá và chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, ngoài những lo ngại về diễn biến bất định của vĩ mô, một phần đà giảm đến từ tâm lý nhà đầu tư khi bị ảnh hưởng bởi những tin đồn. Từ thứ 6 tuần trước, thông tin thất thiệt về lãnh đạo công ty quản lý lớn bắt đầu xuất hiện. Thông tin này được chia sẻ nhiều hơn vào đầu phiên chiều nay, trước khi thị trường lao dốc.

Theo VinaCapital, lịch sử thị trường chứng khoán đã cho thấy các nhà đầu tư cá nhân thường dễ bị thao túng tâm lý theo hướng giao dịch bất lợi (mua cao, bán thấp) khi nghe theo các tin đồn này.

“Nhà đầu tư cần giữ tâm lý bình tĩnh khi tham gia thị trường, phân tích mọi thông tin một cách thấu đáo, đầu tư với tầm nhìn dài hạn và dựa trên giá trị căn bản”, đại diện VinaCapital cho biết. Theo tổ chức này, đầu tư dựa vào việc phân tích nền tảng và giá trị nội tại của từng cổ phiếu nên không quá quan tâm tới các tin đồn, đặc biệt là các tin đồn vô căn cứ.




Diễn biến VN-Index trong phiên 25/9. Ảnh: SSI iBoard

Diễn biến VN-Index trong phiên 25/9. Ảnh: SSI iBoard

Tương tự, Dragon Capital cũng cho rằng thị trường “đang chịu áp lực từ các yếu tố vĩ mô toàn cầu”.

Cụ thể, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã báo hiệu khả năng tăng lãi suất vào tháng 11, và kinh tế của Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức đáng kể. Thêm vào đó, thông tin tỷ giá tăng, cùng với việc phát hành tín phiếu điều tiết cung tiền gần đây của Ngân hàng Nhà nước đã khiến tâm lý thị trường trở nên không ổn định. Cùng với việc một số công ty chứng khoán siết chặt đòn bẩy tài chính đã tạo ra một đợt bán tháo mạnh mẽ.

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính tại một số công ty chứng khoán lớn đã giảm khoảng 11% so với đỉnh điểm. Thông thường, trong các giai đoạn điều chỉnh giảm của thị trường trong một xu hướng tăng dài hạn, tỷ lệ đòn bẩy thường phải điều chỉnh sâu hơn, lên đến mức tối đa khoảng 20%.

“Tóm lại, biến động về mặt kinh tế toàn cầu và xu hướng thị trường gần đây chưa tạo ra sự đảo chiều trong xu hướng hiện tại. Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên giữ vững sự bình tĩnh và quan sát trong giai đoạn này”, chuyên gia từ Dragon Capital nói. Quỹ này cũng đánh giá việc rời khỏi thị trường tại thời điểm này có thể không phải là quyết định tốt. Bởi, sự biến động trong khoảng 5-12% trong một chu kỳ tăng giá không phải là điều hiếm gặp.

Trong báo cáo cập nhật sau phiên 25/9, giới phân tích cũng tỏ ra thận trọng về xu hướng thị trường sau phiên giảm sâu.

Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) khuyến nghị các nhà đầu tư tạm thời quan sát thêm diễn biến thị trường và dừng giải ngân mới để chờ đợi mức biến động của thị trường giảm xuống. Đồng thời, nhóm phân tích cho rằng có thể cân nhắc thu gọn lại danh mục với tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp khoảng 20% với ưu tiên nắm giữ là các mã chưa bứt phá mạnh từ nền giá gần nhất hoặc điều chỉnh giảm thấp hơn chỉ số chung.

Theo Công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), động lực trong ngắn hạn của thị trường đã bị suy giảm mạnh, do đó nếu nhịp hồi phục diễn ra trong thời gian tới sẽ chỉ mang tính hồi phục kỹ thuật nhiều hơn.

Cùng quan điểm, Công ty chứng khoán VietCap (VCSC) dự báo nếu VN-Index có thể đóng cửa trên mốc 1.145 điểm, chỉ số sẽ xuất hiện nhịp hồi phục kỹ thuật để kiểm định lại kháng cự EMA100 tại 1.170-1.175 điểm. Tuy nhiên, VN-Index sẽ cần thêm những nỗ lực mua vào để có thể tạo vùng cân bằng.

Minh Sơn

Bán tháo diện rộng, VN-Index giảm gần 40 điểm

Chứng khoán đi ngang trong phiên sáng với trụ đỡ của VHM, nhưng sau 13h30, áp lực bán tháo ồ ạt khiến chỉ số lao dốc, chốt phiên giảm gần 40 điểm.

VN-Index mở cửa hôm nay quanh ngưỡng tham chiếu khi một số mã trụ làm điểm tựa, như VHM, VIC, FPT. Thị trường giằng co với sự thận trọng dâng cao. Bên cầm cổ phiếu không bán quá quyết liệt, trong khi bên nắm tiền chỉ thận trọng mua thăm dò. Nhịp giao dịch có phần nhàm chán kéo dài cho tới trước giờ nghỉ trưa, với thanh khoản cả phiên sáng chỉ hơn 5.000 tỷ đồng. Trong khi phiên cuối tuần trước, thị trường giao dịch tới cuối phiên sáng đạt hơn 19.000 tỷ.

Sang phiên chiều, nhịp giằng co chỉ kéo dài thêm 30 phút trước khi sắc đỏ chiếm ưu thế. Áp lực bán tăng nhanh kéo chỉ số lùi sâu. VN-Index mất hơn 10 điểm, rồi nhanh chóng nới rộng đà giảm khi nhà đầu tư quyết bán bằng mọi giá. Lực bán nhanh và dứt khoát trong khi lực cầu yếu khiến nhiều mã rơi kịch sàn. Chỉ số của HoSE lao dốc liên tục.

Chốt phiên, VN-Index giảm gần 40 điểm (3,34%), xuống 1.153,2 điểm. VN30-Index giảm 37,75 điểm (3,15%) còn 1.159,94 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index mất 4,79%, trong khi UPCOM-Index giảm hơn 2%.

Sắc đỏ chiếm áp đảo ở bảng điện với gần 500 mã giảm trên HoSE, trong đó 110 mã giảm kịch sàn. Riêng nhóm VN30, 26/30 mã bluechip chốt phiên dưới tham chiếu.




Diễn biến VN-Index ngày 25/9. Ảnh: VNDirect

Diễn biến VN-Index ngày 25/9. Ảnh: VNDirect

Những nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong giai đoạn gần đây, như chứng khoán, bất động sản, thép, ngân hàng, đều lao dốc. Trong VN30, bốn cổ phiếu đóng cửa ở mức giá sàn, gồm VIC, GVR, SSI, SHB. Nhiều mã khác cũng giảm sâu như MSN mất 6,8%, VIB giảm 6,2%, CTG thấp hơn tham chiếu 5,8%, HPG, PLX, POW, VPB giảm hơn 4%.

Ở nhóm vốn hóa trung bình, trạng thái “trắng bảng bên mua” lan rộng. NVL, DXG, CII, NBB, QCG, HQC, CEO, NLG giảm hết biên độ, nhóm thép (NKG, HSG), nhóm Hoàng Huy (TCH, HHS) hay một số mã nhóm Gelex cũng chung tình trạng.

Chỉ có một số ít nhóm còn giữ sắc xanh, như VNM, SSB, VJC, BSR.

So với những phiên giảm trước, thanh khoản của thị trường hôm nay không quá đột biến. Giá trị giao dịch trên HoSE chỉ gần 23.500 tỷ đồng, với nhóm VN30 giao dịch hơn 9.300 tỷ.

Minh Sơn

Một công ty bia định chia cổ tức tỷ lệ 150%

Bia và Nước giải khát Hạ Long chuẩn bị chi hơn 46 tỷ đồng để trả cổ tức với tỷ lệ 150%, tương ứng 15.000 đồng cho mỗi cổ phiếu.

Công ty cổ phần Bia và Nước giải khát Hạ Long (HLB) vừa thông báo ngày chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2022 là ngày 28/9, với tỷ lệ chi trả cổ tức là 150%. Tức là, với mỗi cổ phiếu sở hữu, cổ đông sẽ nhận được 15.000 đồng.

Với hơn 3 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính doanh nghiệp này cần chi ra hơn 46 tỷ đồng, với ngày thanh toán cổ tức dự kiến là 16/10.

Tỷ lệ cổ tức 150% là con số cao so với mặt bằng chung của thị trường, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn chung nửa cuối năm 2022. Một số doanh nghiệp khác cùng ngành với HLB chia cổ tức quanh ngưỡng 10-50%, như Habeco dự kiến trả cổ tức 12% cho năm 2021 và 8% cho năm 2023 hay Sabeco trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 15-50% những năm gần đây.

Bia và Nước giải khát Hạ Long chỉ có vốn điều lệ 30,9 tỷ đồng nhưng ghi nhận doanh thu thuần và lãi ròng năm 2022 đạt 1.369 tỷ và 127 tỷ đồng, tăng 40% và 54% so với năm trước.

Trên thị trường UPCoM, cổ phiếu HLB hiện giao dịch quanh ngưỡng 223.000 đồng và gần như không có thanh khoản.

Một trường hợp khác cũng vừa thông qua kế hoạch chi trả cổ tức cao là Công ty cổ phần Cơ khí Phổ Yên (FBC). Công ty này vừa chốt trả cổ tức năm 2022 bằng tiền tỷ lệ 120%, tương ứng là 12.000 đồng.

Với 3,7 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Cơ khí Phổ Yên cần chi hơn 44 tỷ đồng. Ngày thanh toán dự kiến là 27/10.

Công ty này tiền thân là Nhà máy cơ khí Phổ Yên, chuyên sản xuất phụ tùng, phụ trợ cho xe có động cơ. Cổ đông lớn nhất là Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) nắm giữ 51% vốn.

Khác với HLB, FBC là trường hợp doanh nghiệp chi trả cổ tức tỷ lệ cao gấp nhiều lần thị giá. Trên UPCoM, cổ phiếu FBC giao dịch ở mức 3.700 đồng và không ghi nhận thanh khoản.

Minh Sơn