Uncategorized

Thứ tư, 25/5/2022, 15:53 (GMT+7)

Dòng tiền trở lại thị trường chứng khoán giúp VN-Index có phiên tăng mạnh thứ hai kể từ đầu năm, lên 1.268 điểm và nối dài nhịp hồi phục sau đợt điều chỉnh sâu.

Sau phiên tăng 15 điểm hôm qua, nhiều công ty chứng khoán càng tự tin VN-Index sẽ sớm tạo vùng đáy thứ hai quanh 1.250 điểm. Việc Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 đến hết năm sau được giới phân tích kỳ vọng tiếp tục tác động tích cực đến diễn biến cổ phiếu ngân hàng, từ đó lan toả sắc xanh ra những nhóm khác.

Hôm nay, tất cả cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng (trừ SSB) đều đóng cửa trên tham chiếu với mức tăng phổ biến trên 3%. 5 trong số 10 cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index thuộc nhóm này, lần lượt là VPB, VCB, BID, MBB và TCB.

Các nhóm cổ phiếu khác như bất động sản, chứng khoán, dầu khí, phân bón, cảng biển, bán lẻ cũng được bao trùm bởi sắc xanh. Chốt phiên hôm nay sàn TP HCM có đến 415 cổ phiếu tăng, trong đó 48 mã chạm trần. Rổ VN30 đóng góp 27 mã tăng, trong đó hai cổ phiếu đầu ngành công nghệ thông tin, bán lẻ là FPT và PNJ tăng hết biên độ.

VN-Index nhờ đó đi một mạch thẳng đứng lên mốc 1.268 điểm, tăng 35 điểm so với tham chiếu và trở lại vùng giá cách đây nửa tháng. Tính theo giá trị tương đối thì đây là phiên tăng mạnh thứ hai kể từ đầu năm, nối dài nhịp hồi phục sau đợt điều chỉnh quyết liệt từ đầu tháng trước.

Ở chiều ngược lại, số lượng cổ phiếu giảm chỉ 49 mã và không mã nào giảm sàn. HPG của Tập đoàn Hoà Phát nối dài chuỗi giảm phiên thứ tư liên tiếp, xuống 34.450 đồng và đứng đầu danh sách những mã kìm hãm đà tăng. Các cổ phiếu liên quan đến Tập đoàn FLC cũng phân hoá mạnh và không hoà vào đà đi lên hôm nay. Cụ thể, ROS, HAI giảm trên 2% và trong phiên có lúc mất hết biên độ, còn FLC tăng nhưng chỉ tích luỹ được 0,6% so với tham chiếu.

Sau thời gian dài cẩn trọng quan sát, nhà đầu tư trong nước đã giải ngân trở lại. Thanh khoản ghi nhận tín hiệu khả quan khi tăng gần 3.200 tỷ đồng so với hôm qua, lên mức cao nhất trong nửa tháng trở lại đây.

Tiền tập trung mua các mã thuộc nhóm ngân hàng, chứng khoán, công nghiệp và nguyên vật liệu. Dù giảm điểm nhưng HPG thu hút dòng tiền nhiều nhất khi giá trị khớp lệnh đạt 1.343 tỷ đồng, gần bằng tổng giá trị giao dịch của ba mã đứng sau là SSI, STB và DIG cộng lại.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay giao dịch cân bằng khi mua vào 1.045 tỷ đồng và bán ra 1.042 tỷ đồng. DCM, DPM, HPG là ba mã được nhóm này giải ngân nhiều nhất.

Phương Đông

Cổ phiếu ngân hàng phục hồi

Sắc đỏ tiếp tục bao trùm thị trường trong phiên sáng nay khi sàn HoSE mở cửa với gần 300 mã giảm, 27 mã giảm kịch sàn, so với chỉ 55 mã tăng. Riêng nhóm VN30, 27/30 mã bluechip giao dịch dưới tham chiếu.

VN-Index sau phiên xác định giá mở cửa (ATO) giảm gần 25 điểm (1,88%) về 1.286,26 điểm. VN30-Index giảm hơn 19 điểm (1,4%) còn 1.347,25 điểm.

VN-Index giảm gần 25 điểm trong đầu phiên sáng 26/4. Ảnh: VNDirect

VN-Index giảm gần 25 điểm trong đầu phiên sáng 26/4. Ảnh: VNDirect

Các nhóm bị bán tháo mạnh trong phiên đầu tuần, như bán lẻ, thủy sản, bất động sản, chứng khoán, tiếp tục giảm sâu. Trong nhóm bán lẻ, DGW, FRT giảm hết biên độ, tình trạng tương tự với các mã thủy sản như VHC, IDI. Trong nhóm bất động sản, CEO giảm sàn, DIG mất 6%, SCR, ITA, CII, NBB, QCG, NLG lùi dưới tham chiếu.

Ở chiều ngược lại, một số mã ngân hàng có phần tích cực hơn, giao dịch giằng co, có lúc tăng giá.

Trong bản tin tối qua, nhiều công ty chứng khoán đưa ra kịch bản kém tích cực. Công ty chứng khoán KB Việt Nam đánh giá sau khi đánh mất vùng hỗ trợ gần, việc VN-Index giảm sâu với thanh khoản tăng trở lại trong các nhịp sụt giảm phá đáy cho thấy áp lực của bên bán đang chiếm ưu thế. Theo đó, VN-Index nhiều khả năng tiếp tục trải qua các nhịp điều chỉnh trong những phiên tới trước khi xác lập một vùng giá cân bằng hơn.

Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) thì khuyến nghị nhà đầu tư không nên bắt đáy và hạn chế giao dịch với các nhà đầu tư ngắn hạn. Mức độ rủi ro của thị trường ngày một lớn hơn với mức sát thương cao. Các ngưỡng hỗ trợ tiếp tục tỏ ra kém hiệu quả trong một thị trường với áp lực tâm lý hoảng loạn và dễ bị hiệu ứng theo đám đông.

Chứng khoán chốt phiên mất gần 70 điểm

Đà giảm chỉ thu hẹp một phần khi chốt phiên, với VN-Index mất hơn 68 điểm sau ATC (gần 5%), xuống 1.310,92 điểm. VN30-Index đóng cửa giảm gần 78 điểm (5,4%) xuống 1.366,39 điểm.

Sắc đỏ vẫn chi phối toàn bộ thị trường khi sàn HoSE ghi nhận tới 443 mã giảm, trong đó 171 mã giảm sàn, so với 37 mã tăng. Trong nhóm VN30, toàn bộ 30 mã bluechip khép phiên dưới tham chiếu, với 16 mã giảm hết biên độ.

A-nh-chu-p-Ma-n-hi-nh-2022-04-2026-1375-

VN-Index chốt phiên 25/4 giảm hơn 68 điểm. Ảnh: VNDirect

Ngoại trừ một số nhóm, như các mã liên quan FLC, một số bệnh viện hoặc công ty kinh doanh đặc thu, phần còn lại đều lùi sâu.

Trong nhóm VN30, BVH, CTG, HPG, MWG, PLX, PNJ, SAB, BID,… giảm kịch sàn, HDB, MBB, KDH mất hơn 6%, VJC, ACB giảm trên 5%. VCB là mã giảm ít nhất trong nhóm vốn hóa lớn với biên độ 0,5%.

Các nhóm vốn hóa trung bình như chứng khoán, thủy sản, bất động sản, thép, hay nhóm đầu cơ bị bán tháo trên diện rộng.

Thanh khoản thị trường ở mức trung bình, không đột biến khi lực mua vào yếu. Sàn HoSE ghi nhận giá trị giao dịch hơn 21.800 tỷ đồng, với nhóm VN30 giao dịch hơn 10.000 tỷ. Khối ngoại giữ trạng thái mua ròng với quy mô hơn 200 tỷ đồng.

Khối ngoại gom cổ phiếu khi nhà đầu tư nội xả hàng

VN-Index khép lại ngày biến động mạnh bằng cú giảm sâu cuối phiên. Chỉ số mất hơn 14 điểm, xuống 1.370 điểm và kéo dài mạch giảm phiên thứ sáu liên tiếp. Như vậy, thị trường đã giảm 9 trong số 10 phiên gần nhất và VN-Index “bốc hơi” 150 điểm.

Chung-khoan-9527-1650528317.png

Đồ thị VN-Index và VN30 phiên 21/4. Ảnh chụp màn hình giao diện VNDS

Số lượng cổ phiếu giảm vào cuối phiên là 311 mã, trong đó 92 mã giảm sàn. Hai cổ phiếu ‘họ Vingroup’ là VIC và VHM nằm trong nhóm ba mã tác động tiêu cực nhất đến chỉ số chung do lần lượt mất 2,3% và 4,2%. Cổ phiếu còn lại trong nhóm này là GVR khi mất 6,3%.

Ở chiều ngược lại, các mã ngân hàng thay nhau giữ cho thị trường tránh một phiên giảm sâu hơn dù biên độ tăng chỉ 1-1,4%. TCB đóng vai trò trụ đỡ trong buổi sáng thì đến chiều BID thay vị trí này.

Thanh khoản thị trường đạt 23.787 tỷ đồng, tăng hơn 7.000 tỷ đồng so với hôm qua. Nhà đầu tư nước ngoài miệt mài gom hàng từ sáng đến lúc đóng cửa. Nhóm này giải ngân gần 2.400 tỷ đồng trong khi bán ra 1.460 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng thứ năm liên tiếp của nhóm này.

Cổ phiếu nhóm FLC bị bán tháo

VN-Index chốt phiên 28/3 giảm hơn 15 điểm, với tâm điểm là nhóm cổ phiếu bất động sản bị bán tháo ồ ạt, trong đó các mã liên quan FLC dư bán sàn hàng chục triệu cổ phiếu.

Cuối tuần trước, trong báo cáo dự báo về thị trường tuần này, hầu hết các công ty chứng khoán nghiêng về phương án thị trường đi ngang. Tuy nhiên, kịch bản này chưa tính tới biến động bất ngờ khi xuất hiện những thông tin về Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết gây ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư.

Thị trường mở phiên hôm nay trong sắc đỏ với đà giảm của nhóm này, cùng với các mã khác trong nhóm bất động sản và đầu cơ. Áp lực bán tháo ồ ạt khiến các mã trong nhóm FLC giảm kịch sản khi thị trường mở cửa, với dư bán từ vài triệu tới vài chục triệu cổ phiếu. Những mã bất động sản khác như CII, QCG, DIG, HQC, SCR, NBB, NLG, CEO không nằm ngoài xu hướng.

Tuy nhiên, lực giảm trong phiên sáng không quá mạnh, một phần được đỡ lại bởi nhóm vốn hóa lớn. Đà tăng của nhóm dầu khí, bán lẻ hạn chế phần nào áp lực cho chỉ số.

A-nh-chu-p-Ma-n-hi-nh-2022-03-7333-6844-

Cổ phiếu nhóm FLC dư bán sàn lúc 13h35 ngày 28/3. Ảnh: VNDirect

Sang đầu phiên chiều, áp lực bán một lần nữa gia tăng. Lực bán nhanh, quyết liệt, với nỗ lực thoát hàng bằng mọi giá khiến đà giảm lên ngưỡng hai chữ số. Thị trường có nhịp bật lên vào giữa phiên chiều nhưng chỉ giúp thu hẹp một phần đà giảm. Áp lực bán tháo tại nhóm cổ phiếu bất động sản và đầu cơ vẫn là yếu tố chính ghìm đà phục hồi.

Chốt phiên, VN-Index giảm hơn 15 điểm (1,02%) xuống 1.483,18 điểm. VN30-Index giảm hơn 14 điểm (0,95%) xuống 1.484,16 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index mất gần 1,5% còn UPCOM-Index giảm gần 1%.

A-nh-chu-p-Ma-n-hi-nh-2022-03-3318-7571-

VN-Index chốt phiên 28/3 giảm hơn 15 điểm. Ảnh: VNDirect

Sắc đỏ chiếm áp đảo vào cuối phiên, với 315 mã giảm trên HoSE, trong đó ghi nhận 16 mã giảm sàn, so với 142 mã tăng. Riêng nhóm VN30, 24/30 mã bluechip giảm giá.

Áp lực bán tháo với một số mã bất động sản được duy trì đến cuối phiên, trong khi một số mã đã ghi nhận lực cầu bắt đầu. Nhóm FLC là tâm điểm chú ý khi giữ nguyên trạng thái “trắng bảng bên mua”, khối lượng dư bán giá sàn của nhóm này đến cuối phiên xấp xỉ 140 triệu cổ phiếu. Trong đó, dư bán sàn của FLC và ROS ghi nhận gần 60 triệu đơn vị.

Ngoài nhóm FLC, tình trạng giảm kịch biên độ cũng diễn ra với một số mã khác. HQC trong trạng thái tương tự, dư bán sàn hơn 12 triệu cổ phiếu, QCG, NBB, DIG chốt phiên mất gần 7%, CII giảm trên 6%, SCR, NLG giảm xấp xỉ 5%.

Trong nhóm vốn hóa lớn, số mã tăng chỉ còn ba mã vào cuối phiên, với MWG tăng 3,7%, FPT có thêm 2,5%, SAB vượt tham chiếu. Ngược lại, các mã ngân hàng, bất động sản bị áp lực bán mạnh. STB mất 5,3%, BID giảm hơn 4%, HDB, VPB, CTG, TPB, ACB giảm trên 1%, các mã ngân hàng khác cũng chốt phiên dưới tham chiếu.

Thanh khoản thị trường giữ ở mức cao, với giá trị giao dịch hơn 32.700 tỷ đồng trên HoSE. Trong đó, nhóm VN30 giao dịch hơn 9.000 tỷ. Khối ngoại giữ trạng thái bán ròng, nhưng giá trị chưa tới 100 tỷ đồng.

Minh Sơn

Xem diễn biến chính