Bất động sản

Đề án một triệu nhà xã hội tiếp tục ì ạch

Ấp ủ nhiều kỳ vọng nhưng đề án phát triển nhà ở xã hội thực tế trong năm 2024 tiếp tục trì trệ, chỉ đạt 16% kế hoạch.

Năm 2022, theo lời kêu gọi của chính phủ, 21 doanh nghiệp đầu ngành đã cùng đăng ký triển khai đề án phát triển hơn 1 triệu căn nhà ở xã hội. Đề án đặt mục tiêu năm 2024, cả nước phát triển 130.000 căn. Tuy nhiên, báo cáo từ Bộ Xây dựng cho thấy, dù nỗ lực, các tỉnh, thành phố cũng chỉ hoàn thành được 21.000 căn, tương ứng hơn 16% kế hoạch.

TP HCM và Hà Nội đi đầu về chỉ tiêu xây dựng nhưng đến nay tiến độ mới đạt 21% và 37%. Cả năm, hai thành phố lớn nhất cả nước chỉ có một dự án nhà ở xã hội cho thuê được cấp phép xây dựng.

Tình hình này cũng diễn ra với các địa phương khác như Bình Dương (đạt 37% kế hoạch); Đồng Nai (đạt 16%). Một số nơi có nhu cầu về nhà ở xã hội cao nhưng chưa có dự án nào hoàn thành như Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau.




Dự án nhà ở xã hội tại phường Long Trường, TP Thủ Đức đang thi công. Ảnh: Quỳnh Trần

Dự án nhà ở xã hội tại phường Long Trường, TP Thủ Đức đang thi công. Ảnh: Quỳnh Trần

Khi làm nhà ở xã hội, doanh nghiệp được miễn tiền sử dụng đất, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đồng thời có cơ hội tiếp cận với các khoản vay ưu đãi doanh nghiệp… Tuy nhiên, nhiều kế hoạch vẫn chỉ “nằm trên giấy”.

Được ưu đãi nhưng dưới góc độ doanh nghiệp, ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, nói làm nhà ở xã hội vẫn “gặp nhiều cái khó”. Ông giải thích, lợi nhuận giới hạn ở mức 10% là quá thấp khi thủ tục kéo dài đến 5 năm, giai đoạn đầu tư mất thêm 2 năm. Tức là, một dự án trung bình cần 7 năm. Bình quân trong 7 năm này, mỗi năm lợi nhuận chỉ đạt khoảng 1,3-1,5%, theo ông Nghĩa, không đủ để tái đầu tư. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án xong không muốn làm tiếp.

Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân, đơn vị đang triển khai hàng chục dự án nhà ở xã hội trên cả nước, nói khó khăn không chỉ ở câu chuyện lợi nhuận bị giới hạn mà cả việc “chạy” pháp lý quá nhiêu khê. Theo ông, làm nhà ở xã hội doanh nghiệp phải bỏ nhiều công sức hơn cả làm nhà thương mại mà nguy cơ lỗ vốn rất cao, nếu không có vốn đối ứng đủ mạnh, dễ vỡ nợ.

Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Nguyễn Văn Hoan, Phó trưởng phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng TP HCM, cũng nhìn nhận thành phố vẫn đang vướng mắc ở quy trình. Nhà đầu tư phải trải qua nhiều thủ tục phức tạp từ các cơ quan, đơn vị khác nhau. Riêng quy trình chấp thuận chủ trương đầu tư đã mất từ 1-2 năm do phải lấy ý kiến từ 10 đơn vị liên quan. Sự chồng chéo giữa các bước dẫn đến kéo dài thời gian hoàn thành dự án làm nhiều doanh nghiệp nản lòng.

Bất cập khác được các doanh nghiệp “kêu” là việc bố trí quỹ đất thực hiện dự án nhà ở xã hội trước đây chưa đảm bảo và còn bất hợp lý. Nhiều địa phương chưa có quỹ đất độc lập để phát triển nhà ở xã hội, chủ yếu dựa vào 20% quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại khiến nguồn cung khó đột phá. Thủ tục lựa chọn nhà đầu tư mất nhiều thời gian, chính sách ưu đãi thay đổi liên tục nên tỷ lệ khởi công xây dựng và hoàn thành ít.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nhận định làm nhà ở xã hội doanh nghiệp “cực khổ” hơn là nhà thương mại, nguồn vốn hỗ trợ phần lớn là các gói tín dụng ngắn và trung hạn, mang tính thời điểm, không bền vững. Cơ chế triển khai vẫn là doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư nhưng bị giới hạn lợi nhuận tối đa.

Để cởi trói nguồn cung, khuyến khích doanh nghiệp tham gia nhà ở xã hội, các doanh nghiệp cho rằng, cần có những quy định rõ ràng hơn, tránh phát sinh bất cập giữa luật cũ và mới trong khâu hậu kiểm.

Doanh nghiệp mong muốn có các chính sách hỗ trợ tài chính cho cả chủ đầu tư và người mua nhà. Bên cạnh đơn giản hóa quy trình phê duyệt và rút ngắn thời gian triển khai dự án, việc quy hoạch đất sạch ở các khu vực có nhu cầu lớn, như khu công nghiệp hoặc khu chế xuất rất cần để đảm bảo tiện lợi cho người lao động.

TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV, cho rằng để làm được nhà xã hội cần sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, trong đó, nhà nước giữ vai trò đầu tàu, các địa phương chủ động quy hoạch quỹ đất cho nhà ở xã hội, ban hành chính sách phù hợp.

Về phía ngân hàng, ông Lực đề xuất xem xét lãi suất vay ưu đãi cho doanh nghiệp đủ nguồn lực để phát triển dự án nhà ở xã hội vừa đảm bảo chất lượng, đầy đủ hệ sinh thái vừa không thua lỗ và có lời.

Nhà ở xã hội được kỳ vọng “bùng nổ” từ năm 2025 khi Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản mới thẩm thấu vào thị trường, cởi trói được vướng mắc trong phát triển loại hình này. Mới đây, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương sớm tháo gỡ những khó khăn về thủ tục làm nhà xã hội. Riêng về vốn, Chính phủ đã đề xuất triển khai gói 100.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội từ nguồn vốn trái phiếu, tạo cơ sở giúp lãi suất vay thấp hơn so với gói vay từ nguồn vốn của các ngân hàng thương mại.

Trong khi nhiều địa phương muốn phát triển nhà xã hội nhưng thiếu nguồn cung, người dân không có nhà ở, nhiều dự án xây xong lại không có người ở, bỏ hoang. Một trong những nguyên nhân là chất lượng xây dựng, dự án được bố trí vị trí quá xa trung tâm, không thuận lợi giao thông, hạ tầng xã hội, giáo dục, y tế dân sinh không tốt…

Phương Uyên

Doanh nghiệp của Sun Group trúng dự án khu đô thị ở Vân Phong

Tỉnh Khánh Hòa chọn Công ty TNHH Mặt Trời Sông Hàn (thuộc Sun Group) là nhà đầu tư cho dự án khu đô thị ở khu kinh tế Vân Phong.

Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong ngày 23/12 vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị mới Cổ Mã.

Khu đô thị mới này được quy hoạch hơn 235 ha tại xã Vạn Phước, huyện Vạn Ninh. Dự án có tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, trong đó chi phí thực hiện dự án hơn 5.300 tỷ đồng, còn lại là chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Theo Ban Quản lý khu kinh tế Vân Phong, dự án có quy mô dân số khoảng 9.700 người, 171 căn nhà ở thấp tầng liên kế, 150 căn biệt thự, 0,9 ha đất phát triển nhà ở xã hội…

Mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng khu đô thị mới hoàn chỉnh, đồng bộ bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật; nhà ở thương mại, nền đất ở; các công trình dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, cơ sở lưu trú… Dự án cũng sẽ sử dụng nước khoáng nóng tại địa phương để phát triển các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.

Khu kinh tế Vân Phong rộng khoảng 150.000 ha, trong đó hơn một nửa là diện tích mặt nước, còn lại là đất liền và đảo. Toàn khu được chia thành 19 phân khu, là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa, hướng tới phát triển về cảng biển, dịch vụ hậu cần, đô thị, dịch vụ nghỉ dưỡng…

Bùi Toàn

Doanh nghiệp của Sun Group trúng dự án khu đô thị ở Vân Phong

Tỉnh Khánh Hòa chọn Công ty TNHH Mặt Trời Sông Hàn (thuộc Sun Group) là nhà đầu tư cho dự án khu đô thị ở khu kinh tế Vân Phong.

Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong ngày 23/12 vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị mới Cổ Mã.

Khu đô thị mới này được quy hoạch hơn 235 ha tại xã Vạn Phước, huyện Vạn Ninh. Dự án có tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, trong đó chi phí thực hiện dự án hơn 5.300 tỷ đồng, còn lại là chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Theo Ban Quản lý khu kinh tế Vân Phong, dự án có quy mô dân số khoảng 9.700 người, 171 căn nhà ở thấp tầng liên kế, 150 căn biệt thự, 0,9 ha đất phát triển nhà ở xã hội…

Mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng khu đô thị mới hoàn chỉnh, đồng bộ bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật; nhà ở thương mại, nền đất ở; các công trình dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, cơ sở lưu trú… Dự án cũng sẽ sử dụng nước khoáng nóng tại địa phương để phát triển các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.

Khu kinh tế Vân Phong rộng khoảng 150.000 ha, trong đó hơn một nửa là diện tích mặt nước, còn lại là đất liền và đảo. Toàn khu được chia thành 19 phân khu, là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa, hướng tới phát triển về cảng biển, dịch vụ hậu cần, đô thị, dịch vụ nghỉ dưỡng…

Bùi Toàn

Doanh nghiệp của Sun Group trúng dự án khu đô thị ở Vân Phong

Tỉnh Khánh Hòa chọn Công ty TNHH Mặt Trời Sông Hàn (thuộc Sun Group) là nhà đầu tư cho dự án khu đô thị ở khu kinh tế Vân Phong.

Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong ngày 23/12 vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị mới Cổ Mã.

Khu đô thị mới này được quy hoạch hơn 235 ha tại xã Vạn Phước, huyện Vạn Ninh. Dự án có tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, trong đó chi phí thực hiện dự án hơn 5.300 tỷ đồng, còn lại là chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Theo Ban Quản lý khu kinh tế Vân Phong, dự án có quy mô dân số khoảng 9.700 người, 171 căn nhà ở thấp tầng liên kế, 150 căn biệt thự, 0,9 ha đất phát triển nhà ở xã hội…

Mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng khu đô thị mới hoàn chỉnh, đồng bộ bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật; nhà ở thương mại, nền đất ở; các công trình dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, cơ sở lưu trú… Dự án cũng sẽ sử dụng nước khoáng nóng tại địa phương để phát triển các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.

Khu kinh tế Vân Phong rộng khoảng 150.000 ha, trong đó hơn một nửa là diện tích mặt nước, còn lại là đất liền và đảo. Toàn khu được chia thành 19 phân khu, là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa, hướng tới phát triển về cảng biển, dịch vụ hậu cần, đô thị, dịch vụ nghỉ dưỡng…

Bùi Toàn

Lâm Đồng gỡ vướng khu du lịch 1,2 tỷ USD của Tập đoàn TH

Tỉnh Lâm Đồng yêu cầu gỡ vướng về quy hoạch, hiện trạng đất để đẩy nhanh tiến độ khu du lịch Đankia – Suối Vàng với tổng mức đầu tư hơn 30.300 tỷ đồng.

UBND tỉnh Lâm Đông vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành, địa phương nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc với dự án trọng điểm. Hiện tỉnh này có 5 dự án quy mô lớn đang gặp khó khăn, theo báo cáo của Sở Kế hoạch & Đầu tư.

Với Khu du lịch Đankia – Suối Vàng ở huyện Lạc Dương và TP Đà Lạt, Sở cho biết dựa trên đồ án quy hoạch phân khu được duyệt vào tháng 11/2022, dự án đã có căn cứ pháp lý để lập hồ sơ đề xuất chủ trương, đấu thầu chọn nhà đầu tư.

Dự án này đã xong phần cắm mốc, thống nhất phương án Công ty cổ phần Tập đoàn TH đề xuất chủ trương đầu tư. Doanh nghiệp này đang khảo sát, đánh giá hiện trạng khu đất. Tuy nhiên, trong kiến nghị của Tập đoàn TH, đến nay nhà đầu tư chưa thể hoàn thiện hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư dự án do vướng mắc liên quan kiểm kê tài nguyên rừng.

Theo đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được duyệt năm 2022, khu du lịch Đankia – Suối Vàng có quy mô gần 4.000 ha, gồm một phần diện tích thuộc thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương) và phần còn lại thuộc phường 7, TP Đà Lạt. Tổng mức đầu tư hơn 30.300 tỷ đồng (tương đương 1,2 tỷ USD), gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Công suất lưu trú du lịch của dự án khoảng 7.000 phòng, trung tâm giáo dục đào tạo cho 6.000 học sinh, sinh viên.

Phản hồi ý kiến của Sở, UBND tỉnh giao các sở, ngành và huyện Lạc Dương cung cấp thông tin về quy hoạch, hiện trạng đất, rừng để nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ đề xuất. Các đơn vị này cũng cần giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp trước ngày 31/12/2024.

Tuy vậy, Sở Kế hoạch & Đầu tư lưu ý việc đầu tư các công trình, dự án xung quanh hồ Đan Kia, nhất là phía thượng nguồn bởi sẽ ảnh hưởng đến trữ lượng, chất lượng nguồn nước. “Đây là hồ cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho người dân TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương nên cần có biện pháp bảo vệ, chống ô nhiễm nguồn nước”, Sở cho biết.




Khu vực cửa ngõ Đà Lạt, đoạn đèo Prenn. Ảnh: Đăng Khoa

Khu vực cửa ngõ Đà Lạt, đoạn đèo Prenn. Ảnh: Đăng Khoa

Tương tự, với khu du lịch Núi Sa Pung hơn 400 ha ở TP Bảo Lộc, tỉnh yêu cầu rà soát, tháo gỡ việc chồng lấn, ảnh hưởng của quy hoạch khoáng sản trong phạm vi quy hoạch dự án, thực hiện trong quý I/2025.

Qua rà soát, dự án này có một phần diện tích nằm trong quy hoạch khai thác quặng diatomit (một loại khoáng sản trầm tích có nguồn gốc từ loại tảo vỏ silic, còn có tên là đất tảo silic hay đất bầu), rộng 150 ha. Do đó, tỉnh chưa duyệt đề cương nhiệm vụ của đồ án quy hoạch phân khu. Với định hướng là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp có sân tập golf, chăm sóc sức khỏe… khu du lịch Núi Sa Pung đã được lấy ý kiến cộng đồng về nhiệm vụ quy hoạch phân khu 1/2000.

Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu các sở, ngành hoàn thiện hồ sơ quy hoạch phân khu trung tâm TP Đà Lạt trong tháng 1/2025, để tháo gỡ dự án khu trung tâm Hòa Bình.

Hiện Lâm Đồng có hơn 950 dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách và gần 70 dự án được đề xuất thu hút đầu tư, gồm khu đô thị, dự án hạ tầng giao thông, nhà máy thủy điện, bệnh viện… Để thúc tiến độ triển khai các dự án này, tỉnh yêu cầu các sở, ngành nhanh chóng rà soát vướng mắc và trách nhiệm nếu để chậm tiến độ.

Ngọc Diễm

Lâm Đồng gỡ vướng khu du lịch 1,2 tỷ USD của Tập đoàn TH

Tỉnh Lâm Đồng yêu cầu gỡ vướng về quy hoạch, hiện trạng đất để đẩy nhanh tiến độ khu du lịch Đankia – Suối Vàng với tổng mức đầu tư hơn 30.300 tỷ đồng.

UBND tỉnh Lâm Đông vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành, địa phương nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc với dự án trọng điểm. Hiện tỉnh này có 5 dự án quy mô lớn đang gặp khó khăn, theo báo cáo của Sở Kế hoạch & Đầu tư.

Với Khu du lịch Đankia – Suối Vàng ở huyện Lạc Dương và TP Đà Lạt, Sở cho biết dựa trên đồ án quy hoạch phân khu được duyệt vào tháng 11/2022, dự án đã có căn cứ pháp lý để lập hồ sơ đề xuất chủ trương, đấu thầu chọn nhà đầu tư.

Dự án này đã xong phần cắm mốc, thống nhất phương án Công ty cổ phần Tập đoàn TH đề xuất chủ trương đầu tư. Doanh nghiệp này đang khảo sát, đánh giá hiện trạng khu đất. Tuy nhiên, trong kiến nghị của Tập đoàn TH, đến nay nhà đầu tư chưa thể hoàn thiện hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư dự án do vướng mắc liên quan kiểm kê tài nguyên rừng.

Theo đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được duyệt năm 2022, khu du lịch Đankia – Suối Vàng có quy mô gần 4.000 ha, gồm một phần diện tích thuộc thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương) và phần còn lại thuộc phường 7, TP Đà Lạt. Tổng mức đầu tư hơn 30.300 tỷ đồng (tương đương 1,2 tỷ USD), gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Công suất lưu trú du lịch của dự án khoảng 7.000 phòng, trung tâm giáo dục đào tạo cho 6.000 học sinh, sinh viên.

Phản hồi ý kiến của Sở, UBND tỉnh giao các sở, ngành và huyện Lạc Dương cung cấp thông tin về quy hoạch, hiện trạng đất, rừng để nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ đề xuất. Các đơn vị này cũng cần giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp trước ngày 31/12/2024.

Tuy vậy, Sở Kế hoạch & Đầu tư lưu ý việc đầu tư các công trình, dự án xung quanh hồ Đan Kia, nhất là phía thượng nguồn bởi sẽ ảnh hưởng đến trữ lượng, chất lượng nguồn nước. “Đây là hồ cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho người dân TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương nên cần có biện pháp bảo vệ, chống ô nhiễm nguồn nước”, Sở cho biết.




Khu vực cửa ngõ Đà Lạt, đoạn đèo Prenn. Ảnh: Đăng Khoa

Khu vực cửa ngõ Đà Lạt, đoạn đèo Prenn. Ảnh: Đăng Khoa

Tương tự, với khu du lịch Núi Sa Pung hơn 400 ha ở TP Bảo Lộc, tỉnh yêu cầu rà soát, tháo gỡ việc chồng lấn, ảnh hưởng của quy hoạch khoáng sản trong phạm vi quy hoạch dự án, thực hiện trong quý I/2025.

Qua rà soát, dự án này có một phần diện tích nằm trong quy hoạch khai thác quặng diatomit (một loại khoáng sản trầm tích có nguồn gốc từ loại tảo vỏ silic, còn có tên là đất tảo silic hay đất bầu), rộng 150 ha. Do đó, tỉnh chưa duyệt đề cương nhiệm vụ của đồ án quy hoạch phân khu. Với định hướng là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp có sân tập golf, chăm sóc sức khỏe… khu du lịch Núi Sa Pung đã được lấy ý kiến cộng đồng về nhiệm vụ quy hoạch phân khu 1/2000.

Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu các sở, ngành hoàn thiện hồ sơ quy hoạch phân khu trung tâm TP Đà Lạt trong tháng 1/2025, để tháo gỡ dự án khu trung tâm Hòa Bình.

Hiện Lâm Đồng có hơn 950 dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách và gần 70 dự án được đề xuất thu hút đầu tư, gồm khu đô thị, dự án hạ tầng giao thông, nhà máy thủy điện, bệnh viện… Để thúc tiến độ triển khai các dự án này, tỉnh yêu cầu các sở, ngành nhanh chóng rà soát vướng mắc và trách nhiệm nếu để chậm tiến độ.

Ngọc Diễm

Asahi Japan vận hành dự án căn hộ The Infinity Dĩ An

Asahi Japan tham gia quản lý vận hành tòa tháp The Infinity, cùng chủ đầu tư xây dựng hệ thống dịch vụ, tiện ích phục vụ cư dân.

Theo chủ đầu tư DCT Partners Vietnam, người Nhật vốn nổi tiếng thế giới bởi tác phong làm việc chuyên nghiệp, sự cầu thị cùng những chuẩn mực khắt khe. Do đó, đơn vị đã bắt tay hợp tác với thương hiệu Asahi Japan để quản lý vận hành tòa tháp cao cấp The Infinity.

Đây là thương hiệu đang quản lý nhiều khu căn hộ cao cấp tại Việt Nam. Với The Infinity, Asahi Japan sẽ xây dựng hệ thống dịch vụ vận hành với 4 giá trị cốt lõi gồm con người – trung thực và minh bạch – chuyên nghiệp – Omotenashi.

Trong đó, Omotenashi (tạm dịch: lòng hiếu khách) là nghệ thuật chăm sóc khách hàng nổi tiếng của người Nhật. Asahi Japan đặt khách hàng làm trung tâm, thấu hiểu mong cầu của cư dân để cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, đơn vị này đóng vai trò cầu nối giữa chủ đầu tư, ban quản trị và cư dân.




Nhân viên Asashi Japan tư vấn cho cư dân. Ảnh:

Nhân viên Asashi Japan tư vấn cho cư dân. Ảnh: Asahi Japan

Cư dân sẽ được chăm sóc trong từng chi tiết nhỏ như có người mở cửa khi bước xuống xe, đội ngũ lễ tân hỗ trợ mọi lúc hay không gian công cộng luôn sạch sẽ.

An ninh, an toàn là yếu tố được đơn vị đặt lên hàng đầu. Đối với các hạng mục kỹ thuật như thang máy, hệ thống phòng cháy chữa cháy… đơn vị cho biết sẽ bảo trì thường xuyên, đảm bảo đội ngũ kỹ thuật luôn có mặt khi cư dân có nhu cầu. Các khu vực công cộng luôn có nhân sự, bảo vệ, camera giám sát. Đơn vị vận hành cũng sẽ liên tục thực hiện các khóa đào tạo về kỹ năng phục vụ.

Đơn vị triển khai ứng dụng di động Asahi Care, sử dụng công nghệ để tối ưu quá trình quản lý tòa nhà. Ứng dụng này cung cấp giải pháp quản lý thông minh, giúp giám sát và điều hành mọi khía cạnh của toà nhà, từ hệ thống kỹ thuật cho tới quản lý chi phí và dịch vụ cư dân.

Thông qua Asahi Care, cư dân thuận tiện thanh toán hóa đơn dịch vụ trực tuyến, xem biểu đồ lượng nước sinh hoạt… đồng thời có thể đánh giá chất lượng dịch vụ của từng nhân sự. “Quy trình cung cấp dịch vụ sẽ được thực hiện chặt chẽ dưới sự giám sát định kỳ của ban kiểm soát và cổ đông Nhật Bản”, đại diện đơn vị nói.

Trong quá trình vận hành dự án, chủ đầu tư sẽ phối hợp đơn vị quản lý tổ chức nhiều chương trình kết nối cộng đồng cư dân thông qua các chủ đề về môi trường, giải đấu thể thao, sự kiện vui chơi vào ngày lễ, Tết…

Bên cạnh đó, tòa tháp cao cấp nhất khu phức hợp Charm City cũng đề cao các tiện ích giải trí ngay tại nhà, phục vụ với chất lượng tương đương ở khách sạn như hồ bơi điện phân muối trên không, phòng tập gym, phòng xông hơi, wellness spa, vườn dạo bộ, trung tâm thương mại, phố mua sắm….




Phối cảnh tòa tháp The Infinity. Ảnh: DCT

Phối cảnh tòa tháp The Infinity. Ảnh: DCT

Thông qua cách phục vụ từ Asahi Japan, chủ đầu tư The Infinity mong muốn mang đến không gian sống nhiều trải nghiệm, nơi cư dân luôn thoải mái và hài lòng khi trở về tổ ấm.

Mặt khác, việc hợp tác với đơn vị vận hành cũng là một trong những lợi điểm giúp The Infinity gia tăng sức hấp dẫn đối với khách mua ở lẫn đầu tư. “Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc gia tăng giá trị cũng như tính thanh khoản của dự án trong giai đoạn sau bàn giao”, đại diện chủ đầu tư đánh giá.

Hoài Phương

Ba nhà máy khu đất vàng Nguyễn Trãi hoàn thành di dời

Hà NộiBột giặt LIX, Xà phòng Hà Nội, Thuốc lá Thăng Long đã di dời nhà máy khỏi khu đất vàng ở Nguyễn Trãi, bàn giao mặt bằng cho dự án mới.

Chiều 24/12, Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp của Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của thành phố.

Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chậm nhất trong tuần này hoàn thiện nội dung trình UBND TP ký văn bản để báo cáo Thủ tướng với các nội dung vượt thẩm quyền của thành phố với dự án khu chức năng đô thị tại số 233, 233B, 235 đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân). Yêu cầu trên để tránh trường hợp cơ sở sản xuất đã di dời nhưng để hoang hoá, chậm đưa đất vào sử dụng.

Theo dự thảo báo cáo, dự án khu chức năng đô thị tại số 233, 233B và 235 đường Nguyễn Trãi có diện tích khoảng 110.000 m2. Trước đây, khu đất này là trụ sở, kho, cơ sở sản xuất thuộc quyền quản lý, sử dụng của Công ty cổ phần Xà phòng Hà Nội (Haso), Công ty cổ phần Bột giặt LIX, Công ty Thuốc lá Thăng Long. Trong đó, khu đất 223 và 223B rộng hơn 44.727m2, khu 235 Nguyễn Trãi rộng khoảng 65.300 m2.

Đến nay, với cơ sở số 223 Nguyễn Trãi, Bột giặt LIX đã thực hiện xong công tác di dời cơ sở sản xuất đến Khu công nghiệp Quế Võ II, tỉnh Bắc Ninh. Tương tự, Xà phòng Hà Nội cũng đã dời nhà máy trên khu đất 233B Nguyễn Trãi đến Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai, Hà Nội.




Nhà máy của Công ty Thuốc lá Thăng Long tại số 235 Nguyễn Trãi, Hà Nội cuối năm 2023. Ành: Ngọc Thành

Nhà máy của Công ty Thuốc lá Thăng Long tại số 235 Nguyễn Trãi, Hà Nội cuối năm 2023. Ành: Ngọc Thành

Với khu đất của Thuốc lá Thăng Long, tháng 8 năm ngoái, Hà Nội cũng chốt thời hạn phải hoàn thành việc dời nhà máy trong vòng 5 năm. Hiện tại, công ty này cũng đã hoàn thành công tác chuyển sản xuất tới Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai.

Như vậy, đến nay, toàn bộ các cơ sở sản xuất đã được di dời khỏi khu đất vàng trên đường Nguyễn Trãi, bàn giao mặt bằng cho liên danh nhà đầu tư chuẩn bị thực hiện dự khu chức năng đô thị.

Theo quyết định tháng 4/2016 của UBND TP Hà Nội, dự án khu chức năng đô thị tại số 233, 233B và 235 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân – Vinhomes Smart City do liên danh nhà đầu tư thực hiện gồm Công ty cổ phần bất động sản Xavinco, Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh bất động sản Thăng Long và Công ty TNHH Xalivico.

Đến nay, dự án đã được các cấp, ngành của Hà Nội thống nhất, thoả thuận, góp ý, phê duyệt trong các lĩnh vực như cấp điện, cấp nước, thoát nước, PCCC, đỗ cao tĩnh không xây dựng công trình, bảo vệ môi trường. Đồng thời, liên danh nhà đầu tư đã ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án theo quy định.

Anh Tú – Võ Hải

Ba nhà máy khu đất vàng Nguyễn Trãi hoàn thành di dời

Hà NộiBột giặt LIX, Xà phòng Hà Nội, Thuốc lá Thăng Long đã di dời nhà máy khỏi khu đất vàng ở Nguyễn Trãi, bàn giao mặt bằng cho dự án mới.

Chiều 24/12, Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp của Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của thành phố.

Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chậm nhất trong tuần này hoàn thiện nội dung trình UBND TP ký văn bản để báo cáo Thủ tướng với các nội dung vượt thẩm quyền của thành phố với dự án khu chức năng đô thị tại số 233, 233B, 235 đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân). Yêu cầu trên để tránh trường hợp cơ sở sản xuất đã di dời nhưng để hoang hoá, chậm đưa đất vào sử dụng.

Theo dự thảo báo cáo, dự án khu chức năng đô thị tại số 233, 233B và 235 đường Nguyễn Trãi có diện tích khoảng 110.000 m2. Trước đây, khu đất này là trụ sở, kho, cơ sở sản xuất thuộc quyền quản lý, sử dụng của Công ty cổ phần Xà phòng Hà Nội (Haso), Công ty cổ phần Bột giặt LIX, Công ty Thuốc lá Thăng Long. Trong đó, khu đất 223 và 223B rộng hơn 44.727m2, khu 235 Nguyễn Trãi rộng khoảng 65.300 m2.

Đến nay, với cơ sở số 223 Nguyễn Trãi, Bột giặt LIX đã thực hiện xong công tác di dời cơ sở sản xuất đến Khu công nghiệp Quế Võ II, tỉnh Bắc Ninh. Tương tự, Xà phòng Hà Nội cũng đã dời nhà máy trên khu đất 233B Nguyễn Trãi đến Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai, Hà Nội.




Nhà máy của Công ty Thuốc lá Thăng Long tại số 235 Nguyễn Trãi, Hà Nội cuối năm 2023. Ành: Ngọc Thành

Nhà máy của Công ty Thuốc lá Thăng Long tại số 235 Nguyễn Trãi, Hà Nội cuối năm 2023. Ành: Ngọc Thành

Với khu đất của Thuốc lá Thăng Long, tháng 8 năm ngoái, Hà Nội cũng chốt thời hạn phải hoàn thành việc dời nhà máy trong vòng 5 năm. Hiện tại, công ty này cũng đã hoàn thành công tác chuyển sản xuất tới Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai.

Như vậy, đến nay, toàn bộ các cơ sở sản xuất đã được di dời khỏi khu đất vàng trên đường Nguyễn Trãi, bàn giao mặt bằng cho liên danh nhà đầu tư chuẩn bị thực hiện dự khu chức năng đô thị.

Theo quyết định tháng 4/2016 của UBND TP Hà Nội, dự án khu chức năng đô thị tại số 233, 233B và 235 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân – Vinhomes Smart City do liên danh nhà đầu tư thực hiện gồm Công ty cổ phần bất động sản Xavinco, Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh bất động sản Thăng Long và Công ty TNHH Xalivico.

Đến nay, dự án đã được các cấp, ngành của Hà Nội thống nhất, thoả thuận, góp ý, phê duyệt trong các lĩnh vực như cấp điện, cấp nước, thoát nước, PCCC, đỗ cao tĩnh không xây dựng công trình, bảo vệ môi trường. Đồng thời, liên danh nhà đầu tư đã ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án theo quy định.

Anh Tú – Võ Hải

Nhà phố 3 tầng kết cấu thép tiền chế xây trong 4 tháng

Công năng trong nhà được bố trí tách biệt giữa không gian động (gara, phòng khách, bếp) ở tầng một và không gian tĩnh (phòng ngủ, phòng thờ, làm việc) ở các tầng trên. Lối đi cầu thang được bố trí ôm sát biên nhà để đảm bảo sự lưu thông liền mạch.

Tầng một được bố trí gara đỗ xe và không gian sinh hoạt chung gồm phòng khách, bếp – ăn.