Vietjet đặt mục tiêu có lãi, chia cổ tức 20%

Lãnh đạo Vietjet đặt mục tiêu năm 2022 hoạt động có lãi, phát triển mảng e-logistics và chia cổ tức 20% bằng cổ phần.

Chia sẻ về kế hoạch kinh doanh 6 tháng cuối năm tại đại hội cổ đông Công ty cổ phần hàng không Vietjet (VJC), lãnh đạo công ty cho rằng sẽ tăng và mở rộng đường bay trong nước và quốc tế. Mục tiêu hết năm, hãng khôi phục 100% mạng bay nội địa và 70% mạng bay quốc tế. Trong đó, với mạng bay quốc tế hãng mở rộng ở khu vực châu Á, Đông Bắc Á và đường bay tới Ấn Độ.

Với mảng vận chuyển hàng hóa, ngoài hoạt động vận chuyển thông thường, năm nay hãng triển khai thêm vận chuyển đảm bảo hàng hóa có giá trị cao. Nếu hoạt động thuận lợi sẽ triển khai IPO mảng này trong năm nay hoặc chậm nhất quý I/2023.

Năm nay, công ty tiếp tục tăng số tàu bay lên 82 tàu bay, vượt qua 100.000 chuyến bay trong nước và quốc tế. Hãng đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 32,72 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất 1.000 tỷ đồng, với kỳ vọng lượng khách hàng đạt 18 triệu khách.

Gần đây giá dầu liên tục tăng cao lên trên 100 USD một thùng. Đặc biệt, với nhiên liệu dành riêng cho máy bay như Jet-A1 có lúc đã tăng lên 168,5 USD một thùng, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều cổ đông cũng lo chi phí trên làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của hãng. Đồng thời, giá nhiên liệu bay có thể làm tăng giá vé và ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh của công ty.

Giải đáp thắc mắc của cổ đông, ông Tô Việt Thắng, Phó tổng giám đốc Vietjet Air, cho rằng giá nhiên liệu đang chiếm 40% tổng chi phí khai thác. Khi giá nhiên liệu tăng trên 100 USD một thùng, chi phí khai thác của các hãng hàng không tăng thêm 50%. Tuy nhiên, công ty luôn theo dõi sát giá vé để triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kiểm soát chi phí ở mức thấp nhất. Trong đó, công ty luôn hướng dẫn phi công đặt chế độ bay phù hợp, sử dụng đội tàu bay tiết kiệm nhiên liệu, nhà cung cấp nhiên liệu có mức giá tốt…

“Chúng tôi đã từng bay với giá nhiên liệu 100 USD mà vẫn có lãi. Hiện, chúng tôi luôn sẵn sàng mua dự trữ nhiên liệu ở mức giá hấp dẫn để đảm bảo chi phí vận hành của hãng ở mức tối ưu”, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet Air bổ sung.

Theo bà Thảo, khi giá nhiên liệu tăng cao, Vietjet Air có chính sách phụ thu xăng vào giá vé của khách để họ cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Đây cũng là cách mà hầu hết hãng hàng không trong nước và quốc tế áp dụng nếu giá nhiên liệu tăng quá cao.

Tàu bay A321neo thế hệ mới của Vietjet Air. Ảnh: Vietjet Air

Tàu bay A321neo thế hệ mới của Vietjet Air. Ảnh: Vietjet Air

Chia sẻ về kế hoạch kinh doanh 6 tháng cuối năm, lãnh đạo Vietjet Air cho rằng sẽ tăng và mở rộng đường bay trong nước và quốc tế. Mục tiêu hết năm, hãng khôi phục 100% mạng bay nội địa và 70% mạng bay quốc tế. Trong đó, với mạng bay quốc tế hãng mở rộng ở khu vực châu Á, Đông Bắc Á và đường bay tới Ấn Độ.

Với mảng vận chuyển hàng hóa, ngoài hoạt động vận chuyển thông thường, năm nay hãng triển khai thêm vận chuyển đảm bảo hàng hóa có giá trị cao. Nếu hoạt động thuận lợi sẽ triển khai IPO mảng này trong năm nay hoặc chậm nhất quý I/2023.

Năm nay, công ty tiếp tục tăng số tàu bay lên 82 tàu bay, vượt qua 100.000 chuyến bay trong nước và quốc tế. Hãng đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 32,72 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất 1.000 tỷ đồng, với kỳ vọng lượng khách hàng đạt 18 triệu khách.

Tại đại hội, cổ đông thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ tối đa hơn 54 triệu cổ phiếu, tương đương 10% tổng số cổ phiếu lưu hành củaVietjet. Đối tượng chào bán là nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Giá chào bán sẽ không thấp hơn giá đóng cửa bình quân 30 phiên giao dịch liên tiếp trên thị trường trước thời điểm chào bán. Thời gian chào bán là trong năm 2022-2023 sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Trong năm 2021, hãng hàng không này cũng thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ tối đa 15% tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành nhưng đã không triển khai. Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2021, hãng sẽ chia cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%.

Năm 2021, doanh thu hợp nhất của VJC đạt 12.998 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 100 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2020.

Mới đây, Boeing và Vietjet Air vừa đạt được thỏa thuận về tái cấu trúc và tiếp tục thực hiện “Hợp đồng đặt mua 200 tàu bay Boeing 737” sau thời gian gián đoạn vì những biến cố với dòng tàu bay Boeing 737 Max và dịch bệnh Covid-19. Đơn đặt hàng của Vietjet trị giá 35 tỷ USD bao gồm đơn đặt hàng tàu bay trị giá 24,2 tỷ USD và dịch vụ kỹ thuật động cơ trị giá 10,8 tỷ USD.

Thi Hà

Choose your Reaction!